17 chân phước tử đạo và một hồng y cho Lào

Bị mắc kẹt giữa hai « người anh lớn » là Việt Nam và Trung Quốc, được điều hành bởi một chế độ cộng sản từ năm 1975, Lào, quốc gia truyền thống Phật giáo, không phải là mảnh đất « dễ dàng » cho Giáo hội Công giáo : giữa 6,8 triệu dân, chỉ có 45 ngàn tín hữu được coi sóc bởi khoảng 20 linh mục.
17 chân phước tử đạo và một hồng y cho Lào
Ngày 11 tháng Mười Hai năm ngoái, một sự kiện ngoại lệ đã được tổ chức tại thủ đô Viêng Chăn : trong ngôi nhà thờ duy nhất tại thành phố này, người Công giáo có thể cử hành lễ phong chân phước cho 17 anh hùng tử đạo trong đó gồm linh mục, giáo dân và thừa sai ngoại quốc. 
 Được mở vào năm 2004 và được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn vào tháng Sáu 2015, án phong của các vị tử đạo này khá đặc biệt : bị ám sát, bị hành quyết hay bị chết vì kiệt sức khoảng từ năm 1954 cho đến năm 1970, các ngài đã bị sát hại trong thời chống thực dân, và đấu tranh giành độc lập, những cuộc đấu tranh được dẫn dắt bởi lãnh tụ cộng sản Pathet Lao cũng như những người kế cận được thừa hưởng quyền lực trực tiếp thuộc Đảng Cách mạng Nhân dân Lào.  
 
Vào năm 1988, Giáo hội Việt Nam đã có 117 chân phước tử đạo được phong hiển thánh. Các giám mục thời đó đã đề nghị chính quyền Hà Nội là nghi lễ được tổ chức ngay tại Việt Nam, nhưng điều này đã bị từ chối nên đã được diễn ra tại Roma. Việc tổ chức lễ phong chân phước tại Viêng Chăn mang dấu chỉ của sự cởi mở mà Đức Giám mục Giáo phận Tông Tòa Paksè, Ling Mangkhanekhoun, được vinh thăng Hồng Y kể từ vài tháng nay, đã lý giải :
 
a
« Chúng tôi đã rất vất vả trình bày về các vị tử đạo theo một dạng thức mà chế độ hiện hành có thể hiểu và chấp nhận. Vì vậy, chúng tôi đã không nói rằng các ngài hy sinh mạng sống vì sự hận thù chống lại đức tin, mà nói rằng họ đã đi đến tận cùng hy lễ của đời mình. Sự phong chân phước này hoàn toàn tích cực cho cả hai bên, Giáo hội và Nhà nước.

Với Giáo hội, vì đây là rất quan trọng đối với chúng tôi, bởi hy lễ của tiền nhân chúng tôi trong đức tin được công nhận ; với Nhà nước thì được cải thiện hình ảnh quốc tế bởi nghi thức phong chân phước được diễn ra không khó khăn. Tôi còn nhớ diễn văn của vị đại diện chính phủ sau buổi lễ phong chân phước khi ông ấy nhấn mạnh rằng bất kể tôn giáo nào cũng đều hành động cho cho cuộc xây dựng tổ quốc ».

Hội Quán chuyển ngữ

Nguồn tin: Gp Bùi Chu