Trong thánh lễ ông bà của Chúa Giêsu năn nay, Thánh Joachim và Anne, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu một tràng pháo tay dâng tặng cho ông bà.
Ảnh: aleteia.org
1. Tri ân
Đức Thánh Cha Phanxicô, Ngày 26 tháng bảy năm 2015:
“Tôi muốn chào hỏi đến tất cả những người bà và người ông để cảm ơn họ vì vị trí đặc biệt của họ trong gia đình và cho tầm quan trọng của họ đối với thế hệ hôm nay.”
Ngay từ buổi đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất lưu tâm đến người già. Trong Thánh lễ vào đầu triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã yêu cầu mọi người chăm sóc người già đặc biệt khi họ thường bị đẩy đến “bên lề tình cảm.”
Một vài tháng sau đó, tại Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Ba Tây, ngài đã nói với những người trẻ về tầm quan trọng của việc lắng nghe những người lớn tuổi.
2. Văn hóa an tử
Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 25 tháng 7 năm 2013:
“Nền văn minh toàn cầu này đã đi quá xa, quá xa … bởi vì đó là sự sùng bái mà đã được xây dựng xung quanh các thần tiền để chúng ta đang phải chứng kiến sự phát triển của một triết lý và một thực tiễn không bao hàm hai cực của cuộc sống đó là hy vọng của mọi cộng đồng. Những người lớn tuổi không được biểu hiện sự chăm sóc bởi vì không có ai quan tâm đến họ. Thì đó cũng là một cái chết êm ái văn hóa. Không ai cho phép họ nói năng hoặc hành động.”
Đức Thánh Cha Phanxicô biết rằng ông bà đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của trẻ em. Và ngài biết điều này bởi kinh nghiệm nhờ vào tình yêu thương của bà ngoại Rosa. Đây là cách mà ngài giải thích trong một bài giáo lý dành riêng cho ông bà.
3. Gương đức
Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 11 tháng 3 năm 2015:
“Những lời của ông bà chất chứa một cái gì đó đặc biệt cho những người trẻ tuổi. Và họ biết điều đó. Những lời mà bà tôi đã cho tôi, viết vào ngày chịu tôi được chịu chức linh mục, tôi vẫn mang theo bên đời, luôn luôn, trong lời kinh nhật tụng. Và tôi đọc thường xuyên và làm cho tôi trở nên tốt.”
Đây là lý do tại sao ngài không bao giờ mệt mỏi trong việc lên án những hành vi xúc phạm danh dự đối với người cao tuổi, những người đang chịu thiệt thòi trong xã hội. Ngài thậm chí còn nói rằng đây là một tội lỗi.
4. Cách ly
Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 4 tháng 3 năm 2015:
“Thật khủng khiếp khi thấy người già ném sang một bên. Nó xấu xa và đó là một tội lỗi.”
Những người lớn tuổi có tầm quan trọng đặc biệt trong ánh mắt của Đức Thánh Cha là ký ức tập thể của cộng đồng, và trên hết, là của gia đình.
5. Những người truyền bá đức tin
Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 11 Tháng 11 năm 2013:
“Chúng ta cầu nguyện cho những người ông của chúng ta, những người bà của chúng ta, những người quả luôn có vai trò anh hùng trong việc truyền bá đức tin trong thời gian bị bách hại. Khi cha mẹ vắng nhà hoặc khi họ có những ý tưởng kỳ lạ, những ý tưởng mà những nhà chính trị của thời đại giảng dạy họ, nó đã được những người bà truyền lại bằng đức tin.”
Trong thực tế, Đức Thánh Cha cho rằng người già rất quan trọng mà ngài là người đầu tiên tổ chức một sự kiện ở Vatican dành riêng cho họ. Đó là một ngày rất đặc biệt, và với sự xuất hiện rất hiếm hoi của Đức Benedict XVI, người mà Đức Thánh Cha Phanxicô âu yếm gọi là “người ông khôn ngoan.”
6. Sự khôn ngoan
Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 28 tháng 9 năm 2014:
“Tôi đã nói nhiều lần rằng tôi thích sống ở đây, tại Vatican này, vì y như tôi có một người ông khôn ngoan ở nhà. Cảm ơn ngài.”
Đức Thánh Cha đã ta thán trong sự lãng quên và bạo lực đối với người già và ngài giải thích rằng kinh nghiệm của ông bà là điều không thể thay thế.
7. Ân cần trìu mến
Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 28 tháng 9 năm 2014:
“Một trong những điều tốt đẹp nhất trong đời sống, trong gia đình, trong cuộc sống của chúng ta, là vuốt ve một đứa trẻ và chính mình được ông hay bà vuốt ve chăm sóc.”
Đức Thánh Cha cho thấy lời nói của mình bằng hành động. Trong những buổi triều yết chung, các cuộc họp, và các chuyến đi, Đức Thánh Cha không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để được chào đón những người già hoặc để lắng nghe họ.
Jos. Tú Nạc, NMS