Trong lá thư mục vụ đầu tiên kể từ khi được bổ nhiệm vào cương vị người đứng đầu Tổng giáo phận Dublin vào tháng Hai, Đức Tổng Giám mục Dermot Farrell đã khuyến khích mọi thành phần trong Tổng giáo phận của mình thực hiện một cuộc “hoán cải sinh thái”.
Ngài viết: “Mục đích của bức thư mục vụ này là để bắt đầu một cuộc đối thoại trong giáo phận về cách thức mà tất cả mọi người có thể đóng góp vào việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và nhận ra nhiều khía cạnh gắn liền với thách thức này.”
“Chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng với tư cách là một cộng đồng toàn cầu và vì vậy tôi muốn khuyến khích tất cả tín hữu bắt tay vào hành trình này để thực hiện ơn gọi của chúng ta là bảo vệ và chăm sóc khu vườn thế giới.”
Vị tổng giám mục 66 tuổi đã công bố bức thư với phụ đề là “Thảm họa khí hậu – Lời kêu gọi khẩn cấp của Hệ sinh thái về sự thay đổi,” một ngày trước Mùa Sáng tạo, một “lễ kỷ niệm hàng năm để cầu nguyện và hành động cho ngôi nhà chung của chúng ta”, kéo dài từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 4 tháng 10. Đức Tổng giám mục mời gọi các giáo xứ trong tổng giáo phận Dublin tham gia tổ chức sự kiện này.
Đức Tổng Farrell giải thích trong một tuyên bố hôm 30/8: “Bức thư mục vụ này, tôi đã đặt tựa đề: ‘Tiếng kêu của Trái đất, Tiếng khóc của người nghèo’, tiếp cận thảm họa khí hậu từ góc độ đức tin.”
“Điều đó không có nghĩa là nó không dùng đến những hiểu biết sâu sắc và đóng góp của khoa học tự nhiên. Ngược lại, đức tin lành mạnh tiếp thu những gì Thiên Chúa nói qua vạn vật. Đức tin và khoa học không phải là đối thủ của nhau; trong quan điểm Ki-tô giáo, đức tin và lý trí – fides et ratio – song hành với nhau. Thiên Chúa bày tỏ chính mình qua thế giới. Đó là trọng tâm của đức tin Công giáo của chúng ta”.
Ngài tiếp tục: “Các nhà khoa học đã cảnh báo một ‘code red’ (một loại virus máy tính nguy hiểm) không chỉ cho môi trường, mà cho chính loài người. Giờ đây, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta, với tư cách cá nhân và tập thể, làm việc vì lợi ích của hành tinh và lợi ích của tất cả mọi người. Chúng ta đừng tự đánh lừa mình: không thể có câu trả lời bền vững trước tiếng kêu của trái đất mà không đáp ứng nhu cầu công lý và phẩm giá con người.”
Bức thư mục vụ bao gồm một phụ lục với bài thơ của tu sĩ Dòng Tên người Anh Gerard Manley Hopkins, người đã dành những năm cuối cùng của mình ở Dublin, và T.S. Eliot.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Farrell làm tổng giám mục Dublin vào ngày 29 tháng 12 năm 2020, kế vị Tổng giám mục Diarmuid Martin, người đã lãnh đạo tổng giáo phận từ năm 2004.
Đức Tổng giám mục Farrell có bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Giáo hoàng Gregorian. Sau khi du học ở Rome, ngài dạy thần học luân lý tại Đại học St. Patrick’s, Maynooth, nơi ngài giữ chức hiệu trưởng từ năm 1996 đến năm 2007.
Ngài được bổ nhiệm làm giám mục của Ossory, miền đông Ireland, vào năm 2018.
Đức Tổng Farrell hiện đang coi sóc một tổng giáo phận với hơn 1,1 triệu người Công giáo ở Ireland có nguồn gốc Công giáo có từ thế kỷ thứ 5.
Trong lá thư mục vụ của mình, Đức tổng giám mục thúc giục các giáo xứ trong Tổng giáo phận Dublin ký vào bản kiến nghị “Healthy Planet-Healthy People” (tạm dịch là Những con người khỏe mạnh trên một hành tinh khỏe mạnh), đã được Tòa thánh chuẩn y.
Bản kiến nghị được đưa ra tại Hội nghị Khí hậu Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow, Scotland vào tháng 11, kêu gọi một thỏa thuận hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C (2,7 độ F).
Đức Tổng Farrell cũng mời gọi người Công giáo tham gia với Giải thưởng Laudato Sí, một sáng kiến của Tổng giáo phận lấy cảm hứng từ thông điệp năm 2015 của Đức Giáo hoàng Phanxicô.
“Phần thưởng trị giá 5.000 € [khoảng $ 5,900] này sẽ được trao cho sáng kiến mới tạo ra sự khác biệt thực tế lớn nhất đối với ứng phó của chúng ta đối với cuộc khủng hoảng khí hậu và sự dấn thân của chúng ta đối với con đường công lý,” Đức tổng giám mục giải thích.
Bức thư mục vụ sẽ được nhà xuất bản Veritas có trụ sở tại Dublin phân phối trực tuyến và thông qua các hiệu sách ở Ireland. Nó cũng có sẵn trên trang web của tổng giáo phận Dublin.
Trong tuyên bố ngày 30 tháng 8, Đức tổng Farrell thừa nhận rằng bức thư mục vụ của ngài là một “tài liệu khá dài”. Nhưng ngài lập luận rằng cuộc khủng hoảng khí hậu quá nghiêm trọng nên nó đòi hỏi sự phản ánh “sâu rộng”.
“Tất cả các ‘tôn giáo’ thường xuyên xuất hiện như thể nó không hơn gì một sự thất bại trí tuệ. Tuy nhiên, tôn giáo chân chính không phải là một chuyến bay thoát khỏi thế giới: đức tin sống động cung cấp một khuôn khổ để mọi người ta đưa ra quyết định và hành động,” ngài nói.
“Với tư cách là một Giáo hội, và với tư cách là một xã hội, chúng ta cần phải phản ánh một cách sâu sắc hơn, khẩn cấp hơn và nghiêm túc hơn về những gì chúng ta phải làm. Tài liệu Mục vụ tuy dài này là để phục vụ cho sự suy tư sâu sắc hơn.”
“Nếu không phải vì lợi ích của riêng bạn, thì vì lợi ích của con bạn và trẻ em trên thế giới, hãy cân nhắc dành chút thời gian cho các vấn đề được nêu trong các trang của tài liệu.”
Duc Trung Vu, CSsR, theo Catholic News Agency (01.9.2021)