Đối thoại và thảo luận trong suốt Công đồng Vatican II

Bất kỳ người Công giáo nào trên 50 đang vật lộn với ý thức rằng nhiều người công giáo trẻ tuổi hơn, cách riêng chủng sinh và linh mục trẻ, không chia sẻ cảm thức của họ về sự mắc nợ (mang ơn) đối với công đồng Vatican II. Như một trong những người công giáo “trên 50”, tôi thâm tín rằng chúng ta bị nguy hiểm khi bỏ quên (xao nhãng) ảnh hướng công đồng. Tuy nhiên, ý nghĩa lâu dài của Công đồng không bị giới hạn vào 16 văn kiện được công bố. Có nhiều điều Giáo hội hôm nay có thể học từ một sự xem xét thái độ (hành sử) hiện thực của công đồng.

Yves Congar, nhà giáo hội học vĩ đại dòng Đaminh của thế kỷ 20 và là một người tham khảo chủ chốt về thần học tại công đồng, tin rằng các công đồng biểu lộ một thực tại sâu xa nền tảng cho chính giáo hội – tính công đồng (conciliarity) – Trong một bài viết có ảnh hưởng trong giáo hội học hậu công đồng (“The Council as an Assembly and the Church as Essentially Conciliar”), cha Congar phàn nàn về khuynh hướng bàn đến các công đồng như những biến cố pháp lý suông mà thôi. Ngài nhấn mạnh rằng, các công đồng, theo một nghĩa nào đó, là một sự biểu thị của toàn giáo hội. Các công đồng thực hiện “một sự toàn thể hóa ký ức của giáo hội.” Nếu Congar đúng, thì những năng động lực chủ chốt của giáo hội đã hoạt động tại công đồng cũng phải hiện diện trong đời sống của giáo hội chúng ta hôm nay. 

Mọi công đồng chung biểu lộ hay bày ra, theo một mức nào đó, chính Giáo hội thật sự là gì. Điều xẩy ra tại những công đồng chung thì hơn là viết lách, tranh cãi, duyệt xét và phê chuẩn các văn kiện. Tại một công đồng chung, thánh nhân và tội nhân, kẻ uyên thâm và người dốt nát cùng qui tụ lại. Họ chia sẻ đức tin của mình, nói lên những quan tâm của họ; họ cầu nguyện, thảo luận, nói chuyện, rèn những đồng minh và những thỏa hiệp, đi vào những vận động có tính chính trị, nổi lên trên vận động đó để phân định những phong trào (vận hành) của thần khí, lo lắng về việc giữ truyền thống lớn trong đó căn tính của họ được đâm rễ, tìm cách hiểu những nhu cầu của thời khắc hiện tại và niềm hy vọng cho một tương lai tốt hơn.

Việc những người qui tụ tại một công đồng mang những tước hiệu cao cả (giáo hoàng, thượng phụ, hồng y, tổng giám mục, giám mục, bề trên tu sĩ, thần học gia) và mang những y phục không thông thường không được khiến chúng ta chia trí khỏi sự kiện rằng, một cách cơ bản nhất, họ là anh chị em (phụ nữ đóng vai trò của mình dẫu bị hạn chế) trong đức tin đối với tất cả những Kitô hữu công giáo khác. Những quyết nghị của họ biểu thị, trong một hình thức gây chú ý (nổi bật) Giáo hội được gọi để là gì.

Cha Congar lý luận chống lại ý tưởng được lưu hành do một số người suốt thời chuẩn bị cho Vatican II, rằng có thể có một “công đồng bằng bút tích.” Theo nhãn quan như thế, nháp các văn kiện rồi gởi cho các giám mục là có thể đủ rồi. Đoạn các ngài nộp lại những bình luận và đề nghị bằng bút mực (bằng văn); rồi theo đó người ta tu sửa thành một phiên bản mà được gởi trở lại cho họ để bỏ phiếu chung cục. Congar chống lại một đề xướng như thế như một giả bộ có tính giáo hội. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng các giám mục nhất thiết phải qui tụ lại để quyết định như một cơ quan giám mục về những nhu cầu và quan tâm của Giáo hội. Ông biết rằng  có những năng động lực cốt yếu của giáo hội mà chỉ hoạt động chỉ với điều kiện các giám mục được cho phép có cơ hội quyết định và phân định chân thật. Hãy xét ba trong những động lực này.

Tính công giáo của đối thoại

Năng động lực đầu tiên thuộc về tính công giáo của đối thoại. Ở đây tôi dùng hạn từ Công giáo hợp với những gốc nguyên ngữ. Từ ngữ Hy lạp katholikos được rút từ gốc, kat’holou, “thuộc về hay hướng về toàn thể”. Tính công giáo xác định cơ bản giáo hội là duy-nhất-trong-đa-dạng. Đối thoại có tính chất giáo hội là công giáo theo mức độ nó tự do dính líu đến những viễn cảnh và trực giác khác nhau. Trong bốn khóa họp của công đồng, các giám mục được giới thiệu cho những giám mục khác từ những quốc gia và lục địa khác; họ nhìn vào những vấn đề mục vụ và thần học từ những viễn cảnh rất khác nhau. Một trong những quyết định khéo léo hơn của công đồng liên quan đến chỗ ngồi của các giám mục trong đại thính phòng (aula). Các giám mục được xếp ngồi trật tự theo tính niên lão giám mục hơn là do vùng. Điều này tạo nên những trường hợp trong đó chẳng hạn, một giám mục Ý có thể ngồi bên cạnh một giám mục từ Phi châu.

Sự sắp đặt này làm cho có thể có được một sự trao đổi những viễn cảnh và trực giác khác nhau cách hiệu quả. Thực vậy, một số công việc quan trọng nhất của công đồng được thực hiện tại “quán uống nước” (được gọi diễu từ hai nhân vật của Tin mừng, Bar-Jonah và Bar-Abbas) rộng mở sau những dãy ghế trong đại thính đường (aula).

Sau khi vật lộn để còn thức khi nghe bài diễn từ tiếp theo nhau bằng tiếng Latinh nhạt nhẽo, Các Giám mục tìm được nghỉ ngơi ở những chỗ uống càphê và thường dấn vào cuộc đối thoại thẳng thắn về nhiều đề tài khác nhau. Đó là cuộc đối thoại liên tục, mặt đối mặt, và chia sẻ những kinh nghiệm khác nhau vốn mở mắt các giám mục đến những khả thể mới. Những cuộc đối thoại này được dễ dàng hơn nữa bằng những cuộc tụ họp không chính thức của các giám mục như 22 giám mục thường gặp nhau tại khách sạn Domus Mariae; họ cam kết khích lệ một thảo luận rộng lớn hơn đã có thể trong đại thính đường.  Những giám mục này hàng tuần gặp nhau thảo luận những đề tài được công đồng xem xét. Họ gộp vào giữa con số của họ những đại biểu chủ chốt từ những hội đồng giám mục khác nhau và dùng như một thứ làm sáng tỏ căn nhà cho những ý tưởng và đề xuất, làm dễ dàng cho các thỏa hiệp có thể dùng được trên những đề tài tranh luận. Các giám mục công đồng cũng có cơ hội tương tác với những nhà thần học (periti) và những quan sát viên ngoài Công giáo vốn cống hiến những ghi nhận (nhận xét) về những vấn đề được công đồng xem xét.

Chính nhiều cơ hội để thảo luận và tranh cãi, cả chính thức lẫn thân mật đã cho phép các giám mục phân định sự thúc đẩy của Thần khí. Ngay cả cầu nguyện chung của công đồng cũng đào sâu tính công giáo của đối thọai này. Những phụng vụ hằng ngày được cử hành trên một cơ sở xoay vòng giữa những truyền thống phụng vụ khác nhau, Đông và Tây. Nhiều người tham dự công đồng ghi nhận trong những nhật ký của họ cái ấn tượng có tính biến đổi của những buổi cử hành này như những kinh nghiệm của một giáo hội giàu có một cách khôn dò trong tính đa dạng hơn họ đã tưởng nghĩ trước kia.

Tính công giáo của đối thoại này hiển nhiên tại công đồng chiếu tỏ một ánh sáng chói mắt trên tình trạng của giáo hội chúng ta hôm nay. Chúng ta tìm cách sống đức tin của mình trong một văn hóa vốn đã trở thành ngày càng thô lỗ. Chúng ta cũng gặp lối nói khoa trương biến thành quỷ sứ trên truyền hình cáp quang, truyền thanh và trong thế giới blog (blogosphere). Tuy nhiên công đồng nhắc nhớ chúng ta Kitô hữu có bổn phận phải kính trọng đối thoại với dân chúng mà những khóe nhìn của họ có thể rất khác biệt với chúng ta. Thái độ của Công đồng dạy chúng ta rằng một điều kiện tiên quyết để phân định trong giáo hội là xác tín rằng không ai trong chúng ta một cách cá nhân có mọi câu trả lời. Chúng ta khám phá sự dẫn dắt của Thần khí và thấu nhập quyền năng và ý nghĩa của lời Thiên Chúa qua đối thoại trong giáo hội và cơ hội để tương tác với những tín hữu vốn cống hiến cho chúng ta những trực giác, kinh nghiệm và vấn nạn khác nhau.

Khiêm tốn học hỏi

Một năng động lực thứ hai hiển nhiên tại công đồng là sự cam kết của các giám mục đối với học hỏi cách khiêm tốn. Trong thế kỷ trước công đồng, phân tách giáo hội thành hai phần trở thành thông thường: giáo hội dạy dỗ (ecclesia docens) được tạo thành do giáo sĩ và giáo hội học hỏi (ecclesia discens) gồm giáo dân. Lối tưởng nghĩ giáo hội như thế này bỏ qua (lờ đi) một cách nguy hiểm sự kiện rằng giáo mục không có một độc quyền trên chân lý thần linh. Họ không nhận tri thức thiên phú vào lúc thụ phong giám mục. Đó không phải là trường hợp mà một linh mục với một sự hiểu biết không vững về giáo lý ba ngôi trước ngày thụ phong giám mục sẽ đột nhiên có thể cho những bài thuyết trình (nói chuyện) uyên bác về đề tài đó vào ngày sau khi thụ phong! Như thánh Cyprinao thành Carthage khôn ngoan chỉ ra trong thế kỷ thứ ba, các giám mục chính mình phải là những người  học hỏi trước khi có thể là những bậc thầy. (Epistle 74, 10) 

Những sử gia về Công đồng II sẽ cho thấy nhiều giám mục công đồng sẵn sàng cách đáng kể để lại trở thành học sinh. Thật dễ dàng quên rằng một số lớn các giám mục, khi đó cũng như bây giờ, thấy rằng những trách nhiệm mục vụ của họ làm cho họ khó khăn để bắt kịp (cập nhật) với sự uyên thâm hiện hành về lịch sử, kinh thánh và thần học. Khi công đồng tiến hành, nhiều giám mục tìm thấy những dữ liệu chuyên viên của nhiều thần học gia nổi tiếng và những quan sát viên đại kết vốn ở Roma trong lúc đó. Nhiều vị đều đặn dự những buổi nói chuyện ban chiều tối được cống hiến do những thần học gia quan trọng. Giám mục Albino Luciano (Giáo hoàng Gioan Phaolô I tương lai), chấp nhận, theo một bài viết trong The National Catholic Reporter (Oct. 4, 2002), rằng trong công đồng ngài cố gắng tranh thủ học ở trong phòng. Ngài giải thích, khi quy chiếu đến Đại học Giáo hoàng Gregorian, được các anh em dòng Tên điều khiển:

Mọi sự tôi học tại Đại học Gregorian nay vô ích. Tôi phải trở thành học sinh một lần nữa. May thay, tôi có một vị giám mục Châu Phi như là một người láng giềng trong những dãy ghế trong phòng họp công đồng, vốn cho tôi những bản văn của các chuyên viên của các Giám mục Đức. Cách đó tôi có thể chuẩn bị mình tốt đẹp hơn.

Vatican II nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta tất cả là môn đệ của Đức Giêsu và, vì thế, là những người học hỏi suốt đời. Điều  này đúng cho giáo hoàng cũng như cho các trẻ em chuẩn bị rước lễ lần đầu. Giáo hội lữ hành của chúng ta không sở hữu chân lý cho bằng giáo hội khiêm nhường sống trong đó, có thể nói như thế, khi biết hoàn toàn rõ ràng rằng chúng ta sẽ không có được chân lý sung mãn, (LG 8), phía này của cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Giêsu. Chúng ta tất cả được thánh tẩy thành một trường học lớn của tư cách môn đệ từ đó không ai trong chúng ta đã từng tốt nghiệp. Đức Kitô, vị thầy của chúng ta, tỏ ra chỉ bất kiên nhẫn đối với những ai ngạo mạn trong sự chắc chắn của họ. 

Rộng mở với thế giới

Năng động lực cuối cùng hiển nhiên trong những tranh cãi (quyết định) của công đồng là rộng  mở với thế giới. Chính Đức Giáo hoàng Gioan XXIII tạo sắc thái cho sự rộng mở này. Nhiều người đã sai lầm tố cáo Giáo hoàng Gioan là một kẻ lạc quan ấu trĩ, một lời tố cáo đáng kể xét theo bề ngoài, khi người ta xét rằng trong thế chiến I ngài đã phục vụ như một người y sĩ khiêng băng ca, chăm sóc những người bị thương và những nạn nhân khuyết tật của cuộc xung đột đẫm máu đó. Sau này, như một nhà ngoại giao trong giáo hội, ngài giữ những chức vụ của giáo hội trong những nơi chốn nóng bỏng toàn cầu như Bulgaria, Turkey và Pháp.   

Giáo hoàng Gioan biết rõ những sự dữ hiện diện trong thế giới, nhưng ngài thâm tín rằng chúng ta không được phóng đại những sự dữ đó và kháng cự lại chủ nghĩa khải huyền tăm tối (dark apocalypticism). Trong nhiều diễn từ và bài giảng của  mình, ngài biểu lộ một thái độ của sự dấn thân kính trọng nhưng có phê phán với thế giới. Trong tông hiến “Humanae Salutis” mà qua đó ngài chính thức triệu tập công đồng, giáo hoàng cảnh cáo “những tâm hồn hoài nghi” vốn chỉ nhìn thấy “bóng tối chất nặng bộ mặt trái đất.” Và trong diễn từ khai mạc tại công đồng, ngài ghi nhận lời khuyên mà ngài đôi khi nhận được từ “những ngôn sứ ảm đạm”, vốn “không nhìn thấy gì ngoại trừ sự quanh co và sụp đổ” trong thế giới hôm nay.

Giáo hoàng Gioan XXIII thâm tín rằng các Kitô hữu phải sẵn sàng đọc “những dấu chỉ thời đại” và dấn thân một cách kiến tạo vào thế giới. Thực vậy lịch sử của công đồng có thể được đọc như một cuộc chiến dài giữa các giám mục công đồng để thủ đắc một hình thức của sự dấn thân quân bình trong đó giáo hội có thể rao giảng tin mừng Đức Kitô với một sự tín thác (confidence) khiêm cung, thách đố những lực lượng của thù hận và tham lam ngay cả như nó xác quyết những dấu chỉ của Nước TC đã hiện diện trong thế giới. Suốt dòng công đồng, các giám mục trở nên thâm tín rằng thời đại đòi hỏi một giáo hội vốn đã sống trong một sứ mệnh có thể bị thương và rộng mở đối với thế giới, đang khi thực hiện sự biến đổi từ bên trong như men. Nhờ đó công đồng quay lưng lại với khuynh hướng tiền công đồng để đứng trong sự phán xét nghiêm nhặt thế giới từ những đỉnh cao Olympic ưu đãi nào đó.

Ở đây thái độ và hành sử của công đồng lại cống hiến trực giác cho giáo hội tân tiến chúng ta, vì chúng ta vẫn nghe quá nhiều những tuyên bố mang tính khải huyền về “một văn hóa sự chết” và “chủ thuyết duy tục độc hại”. Công đồng nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta không được nhượng bộ đối diện với sự dữ, nhưng chúng ta cũng không đóng mắt trước những dấu hiệu của ân sủng luôn hiện diện ở nơi nhân loại tìm công bằng và chân lý và hỏi những câu hỏi lớn về ý nghĩa đời sống và ý nghĩa tối hậu.

Suốt ba năm tới chúng ta sẽ có dịp rộng lớn để cử hành lời dạy dỗ của Vatican II như một sự thành tựu hấp dẫn và tập trung cho giáo hội ngày nay. Tuy nhiên chúng ta không bao giờ nên quên rằng công đồng, trong thái độ và những nghị quyết của mình, là một biểu lộ của GH trong một hình thức bi kịch và mãnh liệt. Như một biến cố của giáo hội, công đồng nhắc nhớ chúng ta  rằng giáo hội chúng ta hôm nay phải (1) tiếp tục thực hành tính công giáo của đối thoại, (2) duy trì một sự cam kết cho khiêm tốn học hỏi và tìm tòi và (3) nâng đỡ một sự rộng mở đối với thế giới trong đó chúng ta được sai đi. Nếu chúng ta trung thành với những trách vụ này, có lẽ chúng ta có thể hoàn thành niềm hy vọng của Giáo hoàng XXIII để canh tân giáo hội; điều này sẽ khôi phục lại “những đường nét đơn sơ và tinh tuyền mà khuôn mặt của Giáo hội Đức Kitô có lúc khai sinh.”

Richard Gaillardetz

Trích Bản tin Hiệp Thông / HĐGMVN, Số 72 (Tháng 9 & 10 năm 2012)