MỞ ĐẦU
Tại sao cần tìm hiểu tình trạng gia đình Việt Nam hôm nay?
• Mục vụ là việc chăm sóc con người cụ thể, thuộc một môi trường và thời đại nhất định, với những đặc tính, nhu cầu, ưu khuyết điểm riêng. Vì thế, mục vụ gia đình cần hiểu rõ thực trạng của các gia đình ,của người chuẩn bị kết hôn và những nguyên nhân của thực trạng đó.
• Năm 2014, những người trực tiếp đụng chạm tới việc hôn nhân là người thế nào?
a. Các cha mẹ lo kết hôn cho con cái hiện nay ở tuổi 50 – nghĩa là sinh vào những năm 65-70. Họ đã sống qua những giai đoạn lịch sử nào của Đất Nước? Tâm trạng của họ ra sao?
b. Người trẻ chuẩn bị kết hôn ở độ tuổi 20-30, sinh ra vào thời điểm thập niên 1985- 1995. Họ đang mang tâm trạng nào? Có những đặc điểm nào?
Cần tìm hiểu hiện trạng các gia đình với những nguyên nhân từ quá khứ, để có thể đưa ra một phương thế phục vụ xứng hợp và hiệu quả.
1. LƯỢC QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
1.1 Từ năm 1975-1990 :
• Thay đổi chế độ chính trị tại Miền Nam và thống nhất Đất Nước, kéo theo những biến đổi xã hội ở Miền Bắc .
• Người ta có thể nhận thấy nhiều thay đổi trong toàn xã hội về tất cả mọi mặt…
1.2 Từ năm 1990 : Thời kỳ Đổi mới, Mở cửa, Cải tạo…
• Mở đầu giai đoạn mở cửa ra bên ngoài về kinh tế, và dần dần kéo theo nhiều biến đổi khác, trên mọi mặt..
• Người ta có thể nhận diện nhiều thay đổi trên các bình diện làm ăn kinh tế, đầu tư nước ngoài, tư nhân hóa kinh doanh, phát triển công nghiệp, đi lại, di dân và xuất khẩu lao động, mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, lấy chồng nước ngoài…
1.3 Sau năm 2.000
• Hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế và văn hóa
• Phát triển hệ thống thông tin và truyền thông kỹ thuật số, bùng nổ thông tin.
• Từ năm 2008 : tình trạng suy thoái kinh tế, thất nghiệp…
2. NHỮNG CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG TRÊN GIA ĐÌNH
2.1 Chính sách tôn giáo
2.2 Chính sách & luật pháp liên quan đến con người ( thiếu tôn trọng phẩm giá con người và lương tâm cá nhân ), sự sống và gia đình ( hạn chế sinh sản với chính sách chỉ hai con là đủ, tràn lan việc ngừa thai và phá thai, nhất là thiếu niên phá thai, cho phép ly dị , sàng lọc phôi thai.)
2.3 Chính sách giáo dục theo xã hội chủ nghĩa và không có trường công giáo
2.4 Chính sách tập trung quản lý đất đai, của người nông dân bị thu hẹp, thu hồi đất cho các công ty, đô thị hóa…
2.5 Chính sách kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ưu đãi các nhóm lợi ích, tham nhũng…
2.6 Tình trạng thất nghiệp, sự gia tăng khỏang cách giàu nghèo..
2.7 Chính sách y tế bất cập gây tốn kém cho người nghèo, tình trạng bệnh viện quá tải.
3. HẬU QUẢ TRÊN NÃO TRẠNG VÀ LỐI SỐNG
CỦA CON NGƯỜI VÀ GIA ĐÌNH
• Não trạng hưởng thụ, ham kiếm tiền, cá nhân chủ nghĩa, không quan tâm đến công ích..
• Văn hóa đạo đức suy đồi: hiện tượng coi thường giá trị đạo đức xảy ra trong mọi lãnh vực : giả dối, bất công, tham những, vô cảm…
• Xã hội mất ổn định do bất công, bạo lực khắp nơi, ngay trong gia đình (giết hại nhau vì quyền lợi, oán thù..), coi thường luật pháp
• Gia đình không được bảo vệ, nâng đỡ để có một cuộc sống ổn định, an bình, bảo vệ hạnh phúc vợ chồng, giáo dục con cái, đào luyện công dân tốt cho xã hội, phát huy truyền thống tốt của gia đình Việt Nam .
• Giới trẻ hội nhập nền văn hóa toàn cầu hóa, chạy theo “mốt” thời trang, âm nhạc, lối sống tiện nghi và hưởng thụ, mất khả năng suy tư cá nhân, biện phân giá trị, xác định chuẩn mục đạo đức và định hướng lý tưởng…Nhiều người bị lôi kéo vào lối sống ăn chơi phù phiếm và phạm pháp…
• Nữ giới : có những thay đổi sâu xa do giáo dục, văn hóa, xã hội, làm thay đổi ý thức và vị trí của họ trong tương quan nam nữ, trong gia đình và xã hội ….
Trong khi đó ảnh hưởng của giới Công giáo trong xã hội bị hạn chế, đóng khung trong nhà thờ và giáo xứ, không được tham gia vào các lãnh vực hoạt động căn bản như giáo dục, y tế và xã hội..
4. ẢNH HƯỞNG TRÊN CÁC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
• Thực hành tôn giáo giảm sút, dẫn đến giảm sút trên đời sống đức tin.
• Cha mẹ ít quan tâm hay không đủ khả năng trong việc giáo dục và truyền đạt đức tin cho con cái.
• Cuộc sống gia đình & tương quan giữa các thành viên bị giảm thiểu, kéo theo sự giảm sút việc cầu nguyện trong gia đình.
• Tình trạng ngừa thai, phá thai, ly dị gia tăng và luôn là những cám dỗ lớn.
• Khủng hoảng hôn nhân xảy ra nhiều hơn, nhất là nơi các gia đình trẻ :
• Hôn nhân khác đạo gia tăng trong đó có nhiều người theo đạo chỉ cốt để kết hôn; đạo ai nấy giữ;
…….
5. THÁI ĐỘ CỦA GIÁO HỘI
5.1 Những nỗ lực bảo vệ và sáng kiến củng cố, xây dựng
• Những hoàn cảnh mới, không chỉ toàn bóng đen, nhưng cũng có nhiều hoàn cảnh và yếu tố tích cực ( hòa bình, phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu văn hóa, phương tiện truyền thông phong phú, cơ hội tiếp xúc với bên ngoài…) đã được sử dụng
• Giáo hội và cộng đoàn Dân Chúa cũng có những sáng kiến và nỗ lực bảo vệ và củng cố đức tin, cố gắng “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”, làm chứng tá và chung sống qua các sinh hoạt phụng vụ, giáo lý và sự phát triển các đoàn thể, phong trào, sự kiện.
• Hội đồng Giám mục đã có những Thư Chung về Gia đình, Giáo dục, Phúc âm hóa gia đình để hướng dẫn cộng đoàn Dân Chúa, tuy việc đem ra áp dụng nhiều khi còn giới hạn.
5.2 Nhiều thách đố và những khó khăn tồn tại trong mục vụ gia đình.
• Tình trạng thiếu linh mục và nhân sự được huấn luyện để lo công tác mục vụ gia đình, và điều kiện lo cho các khóa chuẩn bị hôn nhân, chăm sóc gia đình trẻ còn thiếu thốn (phương tiện, thời gian..)
• Chưa có những sự giúp đỡ thích ứng và đầy đủ trước những thách đố và khó khăn các gia đình đang phải đối diện : ngừa thai, phá thai, ly dị..
• Chậm thiết lập những cơ cấu mục vụ ( các ban MVGĐ..) và còn bỏ trống việc đào tạo giáo dân và vận động, sử dụng các đoàn thể cộng tác vào MVGĐ..
KẾT LUẬN
Trước những thách đố và khó khăn trong công tác MVGĐ hiện nay, UBGM về Gia Đình và các Ban MVGĐ giáo phận, giáo xứ cần phải mau chóng kiện toàn cơ cấu và nhân sự, vạch ra kế hoạch và những chương trình hoạt động cụ thể theo Tông Huấn Gia Đình để
– chăm sóc các gia đình trong giáo xứ, quan tâm cụ thể đến mọi thành viên trong các gia đình.
– nâng đỡ cụ thể những gia đình gặp khó khăn trong đời sống đức tin và hôn nhân.
– chuẩn bị hôn nhân và đồng hành với các gia đình mới.
GỢI Ý TRAO ĐỔI.
a). Bạn nhận thấy những thay đổi nào trong xã hội tác hại rõ ràng nhất trên các gia đình chung quanh bạn?
b).Bạn có thấy những nỗ lực nào giúp đỡ giới trẻ và các gia đình trẻ không? Hãy kể ra.
c) Có hy vọng nào để đối phó với những khó khăn và thách đố đối với các gia đình ngày nay?
UBMVGĐ