Đời sống tu đức thời Trung Cổ (TK 8 -15)

LỊCH SỬ TU ĐỨC KITÔ GIÁO (tiếp theo)
 
CHƯƠNG II. Đời sống tu đức thời Trung Cổ (TK 8 -15)
 
Thời kỳ này thường được gọi là thời Trung Cổ vì tạo lập một thế giới đích thực, vì chiều dài, vì chiều rộng địa lý và tính phức tạp của nó. Ở Đông phương, đến năm 1453, Đế chế Byzantin muốn kéo dài thời Cổ đại, không cắt đứt, nhưng canh tân vững chắc. Xa cách văn hóa, Giáo hội, thế giới la tinh làm cho Đông phương thành một miền đặc thù, và cuối cùng đi tới đoạt tuyệt vào thế kỷ 11. Thế giới tây phương, bị xâm chiếm bởi những người kẻ tàn bạo, phải tìm ra được những hình thức sinh tồn mới. Nó đi qua nhiều thế kỷ, với cố gắng lớn nhất để không chỉ thống lĩnh rộng rãi các vấn đề nội và ngoại tại, nhưng cũng  tạo ra nền văn minh tỏa sáng. Giáo Hội cũng mang lòng dạ đó. Trong Giáo Hội, các phong trào tu đức cũng xuất hiện đáng kể để tạo ra một vũ trụ mới này. Ở đây, chúng tôi sẽ nhấn mạnh đến thế giới tây phương.
 
1. Khung cảnh tu đức thiêng liêng
 
Chúng ta khó mà biết đầy đủ đời sống tu đức của các dân thế giới trung cổ, ngay cả trong môi trường la tinh. Vả lại, rất có khả năng đời sống tu đức đã thay đổi nhiều với thời gian. Nhưng cũng còn lại những nét chung. Trước hết, thế giới Trung cổ làm nên tính ki-tô giáo, tức là nó chủ yếu được định hình trong khung cảnh tôn giáo. Vì có các ki-tô hữu dưới cái nhìn và chúc phúc của Thiên Chúa đích thực và những người khác là những người ở ngoài[1]. Sau đó, về mặt lý thuyết, tất cả đời sống riêng, đời sống xã hội và chính trị phải có liên hệ với tôn giáo và thậm chí là đến từ tôn giáo. Trong tất cả mọi lãnh vực, thành trì của con người chuẩn bị cho thành trì của nước Trời, ngay cả tội lỗi trong con người, như thế cuộc chiến đấu đang tồn tại. Các lề luật phải được gợi hứng từ ki-tô giáo. Cần xem các bản văn mang tính chính trị mà chúng ta có và cần phải đọc các lời mở đầu của nhiều điều khoản pháp lý để thấy rằng những con người của thời đó đã bị ki-tô giáo chinh phục ở Tây phương cũng như ở Đông phương. Điều đó được thấy trong các tương quan riêng cũng như chung, kể cả trong những trao đổi giữa các lực lượng mạnh. Có lẽ chẳng ích gì mà tố cáo những người của thời đại giả hình : vì đó là lỗi thời. Họ yếu đuối và tội lỗi, nhưng trong số đông, chắc chắn họ đáng thuyết phục.
 
Vì vậy, người ta có giác quan nhìn rõ Thiên Chúa, sự hiện diện luôn mãi của Ngài. Cụ thể hơn, hình thức hiện diện này là gì ? Có thuộc trật tự thuần túy văn hóa hay thuộc trật tự sự sống, hiện diện “được cảm nhận” ? Chắc chắn cần phải tránh rơi vào sự thổi phồng khi phán xét. Cần phải có cả hai. Nhưng dù thế nào, người ta vẫn biết Thiên Chúa gần gũi. Trời không xa đất. Cho nên, từ lâu, sự chết không còn là vấn đề lớn : người ta chấp nhận cách bình thản. Cũng biết rằng Thiên Chúa công chính. Lo lắng siêu hình giảm bớt ; câu hỏi về thái độ của Chúa đối với con người không phải là vấn đề lớn đầu tiên, cũng không phải là chủ đề kinh hoàng. Thiên Chúa không gay lo lắng. Ngài đã làm cho chúng ta quay về với Ngài, chúng ta đi qua trái đất này, đời sống có ý nghĩa và các khung cảnh chung được các định rõ. Trong mức độ đó, người trung cổ được đặt vào và ở trạng thái tốt. Họ không ở trong tìm kiếm.
 
Đời sống tôn giáo được ở trong khung cảnh cực điểm cộng đồng. Là ki-tô hữu nghĩa là  thuộc về sự hiệp thông cao cả, là Giáo Hội, Giáo Hội tập hợp các cộng đồng giáo xứ nhỏ. Giữa các ki-tô hữu, những liên hệ phải siết chặt. Từ đó mà các liên hệ gia đình, làng xóm, thành thị, vv. rất mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi cấu trúc xã hội và những nhu cầu của thời đại. Từ đó, cũng sinh ra chủ nghĩa quốc tế tuyệt vời. Một người Anh có thể là giám mục Paris, một người Pháp có thể là giám mục nước khác, vv. Chiến tranh giữa các ki-tô hữu luôn luôn là một thứ bê bối mà Giáo Hội phải tìm cách ngăn cản hay hạn chế.
 
Nhưng Giáo Hội đồng thời là phẩm trật, cũng như xã hội dân sự là một phẩm trật. Có những tình trạng khác nhau của đời sống liên đới giữa họ. Thánh Grêgôriô cả, trong cuốn Kỷ luật mục vụ, là một trong những cuốn sách chủ đạo của thời đại, tóm tắt cấu trúc của Giáo Hội trong ba tình trạng : con cái Giáo Hội – hôm nay gọi là giáo dân – hàng giáo sĩ, cuối cùng là các đan sĩ. Điều này không theo nguyên tắc xung đột : những người ở trên là đại diện và liên đới với những người ở dưới. Sự liên kết thắng sự cạnh tranh.
 
Ý nghĩa cộng đồng này không gạt bỏ ý nghĩa nhân vị, dù xã hội không hoàn toàn cá nhân chủ nghĩa. Các giới răn mang tính cá nhân trước khi là tập thể. Tiến triển thần học luân lý, đặc biệt từ những hối nhân Ai len đẩy tới ý nghĩa này. Không phải vì người ta là ki-tô hữu mà đương nhiên là được cứu độ. Mỗi người phải làm vì ơn cứu độ của mình, điều này giả thiết những quyết định và những thái độ riêng. Thị kiến của Thiên Chúa, mục đích của bất kỳ hành trình nào theo thánh Grêgôriô cả, mang tính cá nhân. Nhưng không có mâu thuẫn hay áp lực bắt buộc giữa số phận cá nhân và số phận tập thể. Cái tạo mối liên hệ, đó là bác ái, tình yêu tha nhân. Tình yêu này phải diễn tả cụ thể. Đặc biệt được diễn tả qua các công việc trợ giúp và tình thương. Thời Trung cổ đã làm những cố gắng và đã đầu tư nhiều trong việc tương trợ, đặc biệt qua trung gian các bệnh viện và các nhà đón tiếp đủ mọi hình thức. Tất cả các tổ chức này được tài trợ nhờ trợ giúp. Đây không phải là nỗi sợ hỏa ngục thôi thúc người ta làm phúc, nhưng là thái độ nội tâm liên đới và tình yêu đối với tha nhân, dù thái độ này không mãi mãi sống hoàn hảo.
 
Liên hệ này của con người với nhau diễn tả qua cầu nguyện. Người ta có thể cầu nguyện cho người khác, và trước hết cho những người gần gũi nhất. Lời nguyện bầu cử là một trong những trục của tu đức Trung cổ. Cầu nguyện được diễn tả qua phụng vụ, nhất là qua thánh lễ, trong khung cảnh của thời gian phụng vụ. Chắc chắn sự trợ giúp cho thánh lễ và sự hiểu biết về nó đã thay đổi với thời gian, đất nước, phẩm chất của các linh mục. Nhưng, cách chung, người ta có cảm giác một mầu nhiệm xảy ra trước mình, bên trên cái có thể nói, nhưng có liên quan đến chúng ta. Đối với cầu nguyện, phụng vụ người của thời Trung cổ đã xây dựng từ năm 1000 theo ngôn từ của đan sĩ Raoul Glaber, “Nước Pháp được bao phủ chiếc áo khoác trắng của các nhà thờ”, toàn bộ các cơ sở thờ tự ấn tượng : nhà thờ chính tòa kiến trúc la mã và gô tích, đan viện, nhà thờ giáo xứ, nhà nguyện dòng tu, nông thôn hay thành thị. Ở thành phố, nơi có ít chỗ, người ta càng xây các cơ sở tôn giáo thu hút một phần ý nghĩa các bề mặt với các dòng tu và bệnh viện. Ít nhất người ta có thể nói rằng Thiên Chúa quan tâm những người của thời Trung cổ.
 
Trong khung cảnh chung mà chúng ta vừa xác định, có nhiều luồng tu đức được trình bày. Thời đầu Trung cổ, một trong những sức mạnh lớn là do các đan sĩ Ai len.
 
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010


[1] Không nên nghĩ rằng những người ở ngoài bị Thiên Chúa kết án ; họ có ý thức luân lý cho phép họ hoàn tất điều thiện. Nhưng điều này khó, cho nên cần giúp họ có đức tin. Nên xác định tính ki-tô trung cổ là truyền giáo ở điểm nào. Quả vậy, các nước bắc âu, các nước nô lệ, Hungari được ki-tô hóa vào thời này. Người ta cũng nhắc đến phúc âm hóa ở các nước hồi giáo và các nhà truyền giáo đã đến Trung Hoa ở đó có tòa tổng giám mục đã được xây dựng vào đầu thế kỷ 14. Vì thế, châu Âu ki-tô giáo không còn là một thế giới khép mình.