ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho linh mục Fr. Paolo Dall’Oglio bị bắt cóc ở Syria cách đây 2 năm

Nhìn ra Công trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho một linh mục người Ý, đã bị bắt cóc ở Trung Đông cách đây 2 năm.

paolo-dall-oglio.jpg
cha Paolo Dall’Oglio

 

Đức Thánh Cha Phanxicô:

“Còn một vài ngày nữa, là được 2 năm kể từ khi cha Paolo Dall’Oglio bị bắt cóc ở Syria. Tôi có lời kêu gọi khẩn cấp đối với việc phóng thích vị linh mục đáng kính này.”

 

Đó là ngày 29 tháng 7 năm 2013, lúc cha Dall’Oglio bị bắt cóc ở thành phố   Raqqa, Syria. Một thành phố đã biến thành biểu tượng của các mục tiêu tấn công được thực hiện bởi Nhà nước Hồi giáo.

 

Cha đã trở lại Syria, sau khi bị chính quyền buộc phải ra đi khỏi đất nước này vì đã chỉ trích sự cai trị của Bashar Al-Asad. Ngài đã thực hiện theo cách của mình trở lại qua lối phía bắc của đất nước, nơi chiến binh thánh chiến đã áp đặt quyền lực của họ.

 

Ngài hy vọng làm trung gian, để các con tin bị bắt cóc sẽ được giải phóng. Thay vào đó, ngài cũng đã trở thành nạn nhân. Những báo cáo đầu tiên cho rằng các nhóm liên quan đến Al Qaeda tiến hành vụ bắt cóc. Các nguồn tin khác nói ngài đang bị giam trong một nhà tù của Nhà nước Hồi giáo quản lý, giữa thành phố Raqqa và Aleppo.

 

Trong lời kêu gọi của mình, Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho hai giám mục Chính thống giáo, Bulos Yaziji và Gregorios Ibrahim, người đã mất tích vào tháng Tư năm 2013, sau khi kêu gọi các cấp chính quyền địa phương có hành động bảo vệ và tôn trọng các tôn giáo thiểu số.

 

Đức Thánh Cha Phanxicô:

“Tôi hy vọng chính quyền địa phương và quốc tế sẽ hành động phù hợp, để những người anh em này sớm được phóng thích.” 

 

Đức Thánh Cha đã sắp xếp một điểm để liên lạc với gia đình của cha Dall Oglio. Mùa hè năm ngoái trong một buổi ăn trưa, ngài vào gặp riêng với bảy anh em của cha, an ủi và động viên họ.  

 

Đức Thánh Cha thậm chí đã đi xa hơn nữa với lời kêu gọi của mình, ngài yêu cầu rằng tất cả các con tin bị bắt cóc trong chiến tranh, cần được trả tự do. Ở Syria, có rất nhiều tu sỹ chưa được biết nơi họ bị cầm giữ, trong số đó có Fr. Jaques Mourad và Fr. Antoine Boutros.

 

Jos. Tú Nạc, NMS