Sáu trăm ngàn người bị tàn sát, 400.000 chết trong thời gian bị trục xuất và hơn 200.000 đã buộc phải từ bỏ tôn giáo của mình và chuyển sang Hồi giáo. Đây là những con số từ cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20, cuộc diệt chủng người Armenia, vào tháng Tư năm 1915.
Trong chuyến thăm của ngài tới Armenia từ ngày 24 đến 26 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phát biểu về thảm kịch này, cũng giống như năm ngoái ngài đã phát biểu trong lễ kỷ niệm 100 năm của diễn biến khủng khiếp này.
Đức Thánh Cha Phanxicô, Ngày 12 tháng Tư năm 2015:
“Trong thế kỷ vừa qua gia đình nhân loại của chúng ta đã trải qua ba thảm kịch lớn và chưa từng có. Thứ nhất, được coi là ‘cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ XX,’ đánh đập người dân Armenia của các bạn, quốc gia Kitô giáo đầu tiên, cũng như Công giáo và Chính Thống Syria, Assyria, Canhđê và Hy Lạp.”
Đức Thánh Cha sẽ dành nhiều thời gian tại Viện bảo tàng diệt chủng Armenia, trong đó nhận ra cuộc sống của tất cả những người chạy trốn và đã bị giết bởi người Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ không thừa nhận đây là một cuộc diệt chủng, lập luận đây không phải là một cuộc tấn công được lên kế hoạch, nhưng nhiều người, gồm cả nhà nghiên cứu về cuộc diệt chủng Armenia tài liệu Vatican, lại nghĩ khác.
Fr. Georges Henri Ruyssen, Chuyên gia về diệt chủng người Armenia:
“Cuộc diệt chủng đã được lên kế hoạch, một cuộc diệt chủng luôn được lên kế hoạch, và nó đã được lên kế hoạch bởi những người phụ trách của chính phủ, những người nắm quyền lực trong chính phủ ở Constantinople trong Chiến tranh Thế giới I.”
Fr. Georges đã dành tám năm nghiên cứu và thu thập tất cả các tài liệu của Vatican về vấn đề này. Ông nói rằng trong thời gian này, đó mới chỉ là Vatican, Đức Benedict XV khi còn là giáo hoàng, ngài đã bày tỏ ý kiến và lên án cuộc diệt chủng này với hai lá thư phản đối chính thức gửi tới vua Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Ông cho biết thêm rằng Đức Benedict XV là nhà lãnh đạo tôn giáo duy nhất và đứng đầu nhà nước chính thức phản đối các hành động đang diễn ra ở Trung Đông.
Fr. Georges Henri Ruyssen:
“Không một quốc gia Kitô giáo nào khác, và tôi xin lặp lại, không một quốc gia Kitô giáo nào khác đã cảm nhận trong xác thịt của nó, những gì muốn nói lên. Những người hầu như bị tiêu diệt vì đức tin của họ là gì. Không một quốc gia Kitô giáo nào khác đã sống mà ở đó là xác thịt của chính mình.”
Đau khổ này mà là một cuộc diệt chủng cách đây 100 năm vẫn tiếp tục ngày hôm nay. Một quá trình đều đặn của sự tàn sát những người không chia sẻ cùng một niềm tin hay những tín ngưỡng đang nắm bắt thế giới và phải được ngăn chặn. Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn sẽ có những nhận xét tương tự vào cuối tháng này tại Armenia.
Jos. Tú Nạc, NMS