Các Giáo hội công giáo và tông truyền càng ngày càng đến gần ngày chuẩn bị ráo riết cho chuyến đi của Đức Giáo hoàng đến Armênia.
Sau 80 năm dưới chế độ cộng sản và vô thần, ở Armênia vẫn còn nhiều làng trong đó người dân vẫn còn xâu chuỗi trong tay và vui vẻ tuyên xưng: “Chúng tôi là tín hữu kitô”». Mùa đông, dù trời tuyết, dù đường rất khó đi, các linh mục không ngần ngại đi bộ hàng giờ để dâng tháng lễ. Các tín hữu «vẫn một lòng tin, vẫn đi lễ», họ giải thích. Bây giờ họ đang chuẩn bị ráo riết. Trong hai tuần nữa, Đức Phanxicô sẽ đến đất nước họ, từ 22 đến 24 tháng 6, là giai đoạn đầu trong chuyến đi ba giai đoạn trong vùng Caucase, mà hai chuyến đi sắp tới là ở Georgiea và Azerbạdjan, ngày 20 tháng 9 và 2 tháng 10 sắp tới.
Theo bước chân của Đức Gioan-Phaolô II
Ở Armênia, Đức Phanxicô sẽ đi 6.000 cây số trong ba ngày. Viện trưởng Giáo hoàng Học viện Armênia ở Rôma, linh mục Nareg Naamo theo sát việc chuẩn bị cho chuyến đi này. Ngay ngày đầu, Đức Phanxicô sẽ gặp Thượng phụ Giáo hội tông truyền Armênia Catholicos Karekine II, người, mà vào ngày cuối, Đức Phanxicô sẽ ký một bản tuyên bố chung, như Đức Gioan-Phaolô II đã làm trong chuyến đi Armênia năm 2001, nhân dịp kỷ niệm 1.700 năm kitô giáo của đất nước này.
Giữa các Giáo hội công giáo và tông truyền, «các trở ngại ngày xưa không còn nữa», linh mục Naamo tin chắc, cha vui vì thấy «có ít khác biệt tín điều ngăn cách giữa hai Giáo hội, ngoài vấn đề địa vị hàng đầu của Đức Giáo hoàng». Giữa các tín hữu nhất là, và trong bối cảnh tản ra của cộng đồng, tính hợp nhất bây giờ là một «chuyện đã được thụ đắc». Nhưng về vấn đề biết đơn vị hiệp nhất này có thể được thành hình không, câu trả lời của hai bên là «không bình luận».
Về các nguồn cội của kitô giáo
Linh mục Naamo nhắc lại, từ năm 301, Armênia «là Quốc gia đầu tiên nhận kitô giáo là quốc giáo». «Căn tính kitô giáo này trở nên căn tính của chúng tôi: là người Armênia và là tín hữu kitô, nghĩa là một». Đức tin đến rất sớm và từ lâu đức tin đã thấm đẫm bởi máu của các thánh tử đạo: Grégoire, người Rọi Sáng được xem như tổ phụ của sự tái sinh Giáo hội Armênia, chính ngài đã bị tra tấn và bị bách hại. Để đến được ngày hôm nay, với vụ diệt chủng năm 1915 và bây giờ với vụ bách hại tín hữu kitô của nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng, linh mục Naamo nhấn mạnh: «Vụ diệt chủng và đức tin liên hệ với nhau. Có “diệt chủng” vì chúng tôi là kitô hữu. Đó là căn tính của chúng tôi và nó dính vào da chúng tôi, chúng tôi sống với căn tính này mỗi ngày.»
Thập giá và sống lại: «Đồi Gôlgôta của chúng tôi không bao giờ chấm dứt, nó thuộc vào căn tính của chúng tôi: không thập giá, không Sống Lại, không có ngôi mộ trống. Dân chúng Armênia hiểu, muốn có sự sống lại này, phải đi qua thập giá». Và «điều này được xác nhận cách đây 100 năm, và bây giờ nó vẫn còn được xác nhận», linh mục nói khi nghĩ đến các tín hữu Kitô ở Trung Đông (mà rất nhiều người là người Armênia, con cháu của những người đã sống sót qua vụ diệt chủng). «Những gì chúng tôi đã sống cách đây 100 năm, bây giờ chúng tôi đang sống lại kinh nghiệm đó, theo các hoàn cảnh khác, nhưng chúng tôi sống lại kinh nghiệm đó. Vẫn là một hình ảnh: tất cả phải ra đi và phải làm lại từ đầu.»
Sức mạnh của chúng tôi đến từ căn tính Kitô: «Chúng tôi không thể chịu đựng sự đau khổ lớn lao này mà không có lòng thương xót của Chúa. Dù phải chịu đau khổ, dân tộc này vẫn còn sống và chúng tôi không sợ vì chúng tôi là con cái của sự Sống Lại, chúng tôi có hy vọng». «Giáo hội tông truyền đã gọi 1.5 triệu người tử đạo là thánh (trong vụ diệt chủng) và chúng tôi, chúng tôi cũng tin. Và bây giờ vẫn còn những người chết vì đức tin của mình. Họ khắc thập giá trên thân thể họ: dù cho chúng ta có phủ nhận, thập giá vẫn ở đó, trên da thịt chúng ta và nói cho chúng ta. Người này cũng là một người tử đạo.»
Chuyến đi của Đức Giáo hoàng, một sự công nhận
Chuyến đi của Đức Giáo hoàng đã là một «sự công nhận cho toàn Lịch sử chúng tôi. Và ở mức độ quốc tế, Đức Phanxicô giữ một địa vị lớn và chuyến đi Armênia của ngài có nghĩa ngài mang chúng tôi trong quả tim của ngài». Đức Phanxicô sẽ đến thăm những di tích quan trọng của căn tính và Lịch sử của người Armênia: Tsitsernakaberd Memorial Complex, nơi giữ ký ức của vụ diệt chủng, đan viện Khor Virap, nơi Grégoire người Rọi Sáng bị giam tù, các đền thờ công giáo và tông truyền. Cũng sẽ có thể Đức Phanxicô sẽ đi thăm ngoài chương trình viện mồ côi của các nữ tu công giáo Armênia Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Gumri. Ở Erevan sẽ có một buổi gặp gỡ đại kết và lời cầu nguyện cho hòa bình, còn ở Etchmiadzin, Đức Phanxicô sẽ tham dự buổi phụng vụ, sau đó là bữa cơm đại kết. «Không có gì đẹp hơn là nhìn cảnh người cha thăm các con mình, linh mục Naamo kết luận. Cuộc viếng thăm này làm tăng gấp bội sức mạnh cho chúng tôi, cho chúng tôi thêm nhiều năng lực.»
Marta An Nguyễn chuyển dịch