Những ngày giữa tháng sáu, thời tiết ở Hy Lạp nóng hơn so với Paris, Pháp quốc, vì nhìn bản đồ thế giới, Hy Lạp nằm ở phía Nam. Khoảng cách giữa hai quốc gia này không xa lắm, chỉ mất ba giờ bay, Hy Lạp nắng nóng vì phần nhiều địa lý là núi đồi. Chính vì thế mà nó tạo cho quốc gia này những bãi biển có nước trong xanh.
Thỉnh thoảng Hy Lạp được nhắc đến vì lý do kinh tế của nước này bị rơi vào tình trạng khủng hoảng. Có những lúc họ có nguy cơ chia tay với Liên minh châu Âu vì nợ nần. Đặt chân đến quốc gia này, chúng tôi cũng có thể tìm ra được vài lý do: trước hết, vị trí địa lý không tạo thuận lợi cho họ. Vì gần Trung đông và Bắc phi nên có nhiều dân nhập cư tới đây trước khi vào sâu trong châu Âu. Đất đai không mầu mỡ và ít tài nguyên, có nhiều đảo, ít mưa. Các phương tiện công cộng dường như là miễn phí. Quốc gia này đang trùng tu các đền đài trên đồi Aréopage tốn kém nên việc nợ nần cũng là điều đương nhiên.
Nếu hành hương theo tour của một hãng du lịch hay hành hương nào đó thì sẽ rất tốn kém, nên chúng tôi tự mua vé và đặt khách sạn, chọn những nơi quan trọng mà thánh Phaolô đã đặt chân đến. Chính vì tự xoay sở như thế mà chi phí cho chuyến đi giảm còn 1/3. Tất nhiên là bị giảm bớt một vài chặng không quan trọng, không có hướng dẫn viên theo sát và chúng tôi phải tự tìm hiểu qua sách vở. Giá cả tại đây rẻ hơn một nửa so với Pháp. Thu nhập của người dân cũng chỉ bằng một nửa, có khi thấp hơn so với thu nhập của người Pháp.
Đến sân bay, chúng tôi theo bảng chỉ dẫn để bắt tàu vào trung tâm thủ đô. Ngày hôm sau, chúng tôi mua vé tàu đi Côrintô. Sau hai giờ tàu và chuyển tàu một lần, chúng tôi đã đến nơi mà thánh tông đồ dân ngoại đã đến, và xa họ, ngài đã gửi cho họ hai lá thư quan trọng với những vấn đề đặt ra cho việc thấm nhuần đức tin Kitô và những lời khuyên bảo họ sống đúng tinh thần Tin mừng. Lá thư đầu tiên cũng chất chứa huấn từ của ngài về tình yêu : “Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì” (1Cr13,2). Thánh nhân đã từng sống trong thành phố này để loan báo Tin mừng, rồi gặp gỡ cộng đoàn Kitô.
Đoàn tàu có lúc đi qua bãi biển có nước trong xanh, nhiều đoạn tàu đi qua, hai bên trồng hoa đẹp mắt. Đến nhà ga Côrintô, chúng tôi cảm nhận mảnh đất linh thiêng và cảm động vì tự nghĩ: mình ở tít xa, không phải ở Pháp, mãi Việt Nam, tự tìm đến tận nơi mà nhiều lần trong thánh lễ đã cất lên chữ Côrintô. Trọn một ngày, chúng tôi đã đến thành phố mới của Côrintô, đi bộ nhiều, vừa tham quan vừa hỏi đường để đến thành phố cổ. Chúng tôi đã tìm được xe buýt để đến thành phố cổ, một trong những thành nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại. Đây là thành phố thương mại quan trọng, thông thương với thủ đô Atène bằng đường sông. Có thẻ sinh viên, chúng tôi đã vào thăm bảo tàng lưu trữ nhiều tượng cổ bằng đá thời các vua chúa trước Chúa Giêsu. Có ngôi đền thần Apollon, một trong những đền dát vàng ở Hy Lạp lục địa, là trung tâm tôn giáo và thương mại, có tòa án, có giếng nước kỳ diệu Pirène, vẫn còn mấy cột đá của đền, có hang đá… Chiêm ngắm những vết tích này, chúng tôi cảm phục người Hy Lạp thời rất xa xưa đã tốn kém nhiều công sức để tạc vẽ các cột đá hoa văn mà có nhiều công trình của Pháp đã họa lại kiến trúc này. Chúng tôi cũng thấy kiến trúc này tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Trở về thủ đô Atène, chúng tôi đã dành nửa buổi sáng để thăm khu đền Aréopage, nằm ở độ cao 100 m, đồi này kính các thần Parrthéna, Athéna, Nike và Erechthéion, nơi mà thánh Phaolô đã đến và ngài trông thấy có một ngôi đền kính thần vô danh. Nhân cơ hội đó, đứng trên đồi, ngài đã nói với những người có mặt: “Đứng giữa Hội đồng Aréopage, ông Phaolô nói: “Thưa quý vị người Atène, tôi thấy rằng, về mọi mặt, quý vị là người sùng đạo hơn ai hết. Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ: “Kính thần vô danh”. Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quý vị.” (Cv 17,22-23). Tuy không được chấp nhận ngay, nhưng có đến nay, dân Hy Lạp có tới 98% là Chính thống giáo. Ngồi trên xe không, chúng tôi thấy những người Chính thống đạo đức làm dấu thánh giá mỗi khi đi qua nhà thờ.
Khu đồi này có hai nhà hát lộ thiên, một đang được tôn tạo. Ngôi đền chính cũng đang tôn tạo. Có bảo tàng ở cạnh đền. Nguồn gốc của các thần chúng tôi không có điều kiện kể hết ra. Sau đó chúng tôi đã dùng các phương tiện công cộng: xe buýt, xe điện để tham tòa nhà chính phủ, nhà thờ chính tòa Công giáo, khu phố đi bộ, các đền đài cổ kính khác… Còn nhiều tư gia cổ để hoang, có lẽ cũng vì lý do khủng hoảng tài chính mà người ta chưa thể phục hồi.
Sau những ngày thăm quan và hành hương ở hai thành phố phía nam của Hy Lạp, chúng tôi đến một thành phố phía bắc gần Macédonia, đó là Thêssanolica. Thành phố này cũng gần biển. Đến đây chúng tôi khám phá ra nhiều nét kiến trúc khác nhau: Rôma, Byzantin, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Trong quá khứ, thành này duy trì được di sản lịch sử quí giá, như nhà thờ mái tròn thánh Georges ở đây lưu trữ di hài hoàng đế Galère thế kỷ thứ tư, trước khi được chuyển đổi thành nhà thờ. Ngoài ra còn có nhà thờ thánh Démétrios, di sản thế giới được Unesco xếp hạng và chính là nơi tử đạo của thánh nhân, bổn mạng của thành phố; có nhà thờ thánh Sophie, được trả lại có Kitô giáo năm 1912, sau ba trăm năm sở hữu của Hồi giáo; có tháp trắng mà trước đây được sử dụng như nhà tù. Ở đây người ta sát hại các tù nhân, nên cũng gọi là tháp máu. Năm 1912, sau khi chiến thắng trong các cuộc chiến vùng Ban tích, tháp này được tẩy trắng như dấu của sự thanh tẩy.
Sau những ngày thăm quan và hành hương ở hai thành phố phía nam của Hy Lạp, chúng tôi đến một thành phố phía bắc gần Macédonia, đó là Thêssanolica. Thành phố này cũng gần biển. Đến đây chúng tôi khám phá ra nhiều nét kiến trúc khác nhau: Rôma, Byzantin, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Trong quá khứ, thành này duy trì được di sản lịch sử quí giá, như nhà thờ mái tròn thánh Georges ở đây lưu trữ di hài hoàng đế Galère thế kỷ thứ tư, trước khi được chuyển đổi thành nhà thờ. Ngoài ra còn có nhà thờ thánh Démétrios, di sản thế giới được Unesco xếp hạng và chính là nơi tử đạo của thánh nhân, bổn mạng của thành phố; có nhà thờ thánh Sophie, được trả lại có Kitô giáo năm 1912, sau ba trăm năm sở hữu của Hồi giáo; có tháp trắng mà trước đây được sử dụng như nhà tù. Ở đây người ta sát hại các tù nhân, nên cũng gọi là tháp máu. Năm 1912, sau khi chiến thắng trong các cuộc chiến vùng Ban tích, tháp này được tẩy trắng như dấu của sự thanh tẩy.
Đi hành hương thế này, chúng tôi có cảm nhận này: giữa cái nôi của triết học, văn hóa, tôn giáo Hy Lạp, thánh Phaolô rất can đảm rao giảng Tin mừng cho họ. Ngài muốn thay thế các thần của dân bản xứ bằng việc tôn thờ Thiên Chúa. Kiên nhẫn, gian khổ, bị xúc phạm, bị xua đuổi, nhưng nhìn thấy đa số là Ki tô giáo hôm nay tại Hy Lạp, chúng ta thấy công lao vất vả của thánh nhân và các đồ đệ của ngài đã được bù lại xứng đáng. Chính thống giáo chiếm đa số đã làm cho đất nước này thanh bình, sạch sẽ, an toàn. Như vậy, sự hiện diện của thánh Phaolô và những lá thư của ngài gửi cho họ đã sinh hoa kết trái mà khi đến đây chúng tôi đã tận mắt trông thấy.
Minh Sáng