Khủng hoảng tính xác thực của Giáo hội Công giáo nhà nước

Hầu hết giáo dân không chọn giáo hội nhà nước nhưng chính quyền cộng sản đưa ra một số chọn lựa

authenticity-crisis.jpg 
Bàn thờ trong nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Bắc Kinh.
Nhà thờ này được nhà truyền giáo Dòng Tên xây dựng đầu tiên
vào năm 1605. Ảnh: Jacob Haifeng 

Nhà thờ Thánh Joseph ở Bắc Kinh trên tuyến đường đông đúc Wangfujing, không xa Quảng trường Thiên An Môn. Trong cái nóng ẩm đặc trưng của trưa tháng Bảy, trên sân trước hoang phế, ba người đàn ông đang ngủ trên ghế bên ngoài ngôi thánh đường. Cửa nhà thờ thì đóng nhưng không khóa. Bên ngoài cửa chính, bốn người vô gia cư khác đang tránh cái nóng đổ lửa và khí ẩm ngột ngạt. Và bên trong, vô hồn.

Với người Công giáo Trung Quốc, thờ phượng không phải lúc nào cũng là một chỗ trong nhà thờ. Các nhà thờ như nhà thờ ở đường Wangfujing được Ban Quản trị Tôn giáo Nhà nước quản lý và đơn vị cấp dưới chịu sự giám sát chặt chẽ của ban này, được gọi là Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA)

Mục tiêu của CCPA là bảo đảm quyền tự trị của giáo hội Trung Quốc, tách khỏi Vatican và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Đây là ngã rẽ đưa nhiều người Công giáo Trung Quốc thờ phượng trong bí mật.

“CCPA xâm phạm tự do lương tâm đức tin và tài sản của Giáo hội Công giáo”, Or Yan Yan, quan chức tại Ủy ban Công lý Hòa bình Giáo phận Hồng Kông, nói.

“CCPA bị chính quyền Trung Quốc kiểm soát và thao túng các vấn đề quan trọng của giáo hội, như tấn phong giám mục hay can thiệp vào các bổ nhiệm cá nhân”, bà nói.

Một ví dụ là chọn các giám mục. Những người có quyền quyết định cao nhất là các thành viên của CCPA. Thành viên CCPA do nhà nước chọn. “Việc này xâm phạm quyền tự trị và hoạt động tự nhiên của Giáo hội”, theo Or Yan Yan.

Tòa Thánh không thể can thiệp, bởi Trung Quốc đã trục xuất phái đoàn của Vatican khỏi nước này từ 1951.

Nhưng có các dấu hiệu có thể thay đổi sớm: cuộc điều tra gần đây của Reuters nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang đẩy mạnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Vatican với thỏa thuận trên sự chọn lựa tấn phong các giám mục. Bài báo của Reuters cũng cho biết rằng Đức Phanxicô có lẽ sẽ ân xá cho tám giám mục được Bắc Kinh tấn phong mà không được Vatican chuẩn thuận. Dấu hiệu cho thấy Vatican muốn trở lại Trung Quốc.

Bên ngoài thủ đô

Nhưng tại sao Công giáo lại được dễ dàng ở Bắc Kinh, có sự cấm đoán của nhà nước hay không – khi so sánh với sự đàn áp khốc liệt lên tôn giáo ở các tỉnh – vẫn mờ mịt.

Tân Cương ngăn cấm các hoạt động tôn giáo của đạo Hồi trong vài năm qua, và chính quyền trung ương tái khẳng định kiểm soát hoạt động của Phật giáo ở Tây Tạng.

Ở Tứ Xuyên, chính quyền Trung Quốc tiến hành tháo dỡ các phần của học viện Phật giáo lớn nhất thế giới vào tháng Bảy.

Và ở Chiết Giang, chính quyền địa phương Shuitou buộc các công nhân gỡ bỏ các thánh giá ở nhà thờ chỉ một tháng trước đây. Cuộc đàn áp Kitô hữu ở Chiết Giang đã được thông tin từ 2014, chính quyền đã gỡ bỏ hàng ngàn thánh giá của các nhà thờ.

William Nee, nhà nghiên cứu Trung Quốc của tổ chức Ân xá Quốc tế trụ sở Hồng Kông, nói ở Chiết Giang, lãnh đạo đảng có thể sử dụng phép thử chính trị ở tỉnh nông thôn hẻo lánh. “Nếu nó thành công sẽ được tiến hành trên cả nước”. Ông thêm rằng Bắc Kinh không dám gây hằn thù tôn giáo ở thủ đô và ở các nơi Tân Cương, Tây Tạng …v.v nhưng có thể thay đổi, không biết được.

Một dấu hiệu, mặc dù thông qua luật mới qui định hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) nó làm sâu hơn sự kém thân thiện với các tổ chức phi tôn giáo Trung Quốc hoạt động khắp nước này. Qui định này đã trục xuất vài nhóm thuộc Kitô giáo đang hoạt động ở đây, theo Ân xá Quốc tế.

“Ở Trung Quốc luôn có sự căng thẳng giữa đức tin, an ninh quốc gia và vai trò của tôn giáo”, Nee nói thêm, căng thẳng chỉ có tăng thêm.

Căng thẳng này có thể là lý do đưa giáo dân bí mật thờ phượng và tránh nhà thờ được nhà nước tài trợ. “Người dân không tin tính xác tín của giáo hội nhà nước, ngay cả khi nó có nhiều nguồn lợi hơn”, ông nói. Có khoảng 10 triệu tín hữu Công giáo phục tùng giáo hội nhà nước, nhưng có khoảng 70 triệu Kitô hữu ở trong nước, theo điều tra của Reuters.

“Giáo hội nhà nước coi giáo hội không đăng ký là mối đe dọa ngày càng lớn”, Or Yan Yan nói. “Và tôi không nghĩ giáo dân chọn là một phần của CCPA nhưng chính quyền ép họ chấp nhận CCPA. Chuyện rõ ràng rằng CCPA không phổ biến. Không cho tự do chọn lựa cũng không có tổ chức tự do và giáo hội không có quyền tự chủ căn bản”.

Or Yan Yan thêm rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói các nhóm tôn giáo phải tuân phục sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, và không được thành lập các hiệp hội tôn giáo. “Tôi nghĩ vấn đề chính là do sự kiểm soát của chính quyền”.

Ở Trung Quốc, tất cả các nguồn lợi từ các hoạt động tôn giáo phải đăng ký với chính quyền, nếu không muốn bị xem là bất hợp pháp. Giáo hội bí mật, tất nhiên là không đăng ký và trong khi thờ phượng, giáo dân có thể bị bắt giam vì đức tin nhưng họ tìm cách uyển chuyển hơn để qua mặt sự kiểm soát của chính quyền đến nơi thờ phượng. “Rõ ràng là một kiểu tự do mỏng manh”, Or Yan Yan nói.

Anthony Lam, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Thánh linh Giáo phận Hồng Kông, nói giáo hội có thể dung thứ cho CCPA.

“Nếu nó chỉ là tổ chức không nhiều người Công giáo hay ngay cả có vài linh mục, cho lợi ích riêng phục vụ chính quyền, chúng ta sẽ không bao giờ nói ‘không’”, ông nói. Nhưng giống như Or Yan Yan cho biết, vấn đề cơ bản là CCPA muốn viết lại giáo huấn chính yếu của giáo hội ở Trung Quốc.

“Chính quyền không thể sắp xếp cho bất cứ tổ chức nào cố gắng giành lấy thẩm quyền của giáo hội – điều đó không thể chấp nhận được”, Lam nói.

(Jacob Haifeng từ Hồng Kông, Trung Quốc, UCAN 19.08.2016)