Ngày hôm nay, cuốn sách “Biển đức XVI. Những cuộc trò chuyện cuối cùng” sẽ được phát hành bằng tiếng Ý trên toàn thế giới.
Cuốn sách thuật lại các cuộc phỏng vấn của ký giả người Đức Peter Seewald với Đức Giáo hoàng danh dự, bao gồm những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của ngài, từ thời niên thiếu dưới chế độ Đức quốc xã, việc khám phá ơn gọi, những năm khó khăn trong chiến tranh, phục vụ ở Vatican và mối liên kết chặt chẽ với thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho đến cuộc bầu Giáo hoàng và quyết định từ nhiệm. Đức Giáo hoàng danh dự cũng nói về Đức Giáo hoàng Phanxicô, bày tỏ sự ngạc nhiên và rồi vui mừng vì việc bầu Đức Phanxicô chứng tỏ rằng Giáo hội sống động, linh hoạt và không cứng nhắc trong những chương trình và điều này đáng khen ngợi và khuyến khích.
Cha Federico Lombardi, nguyên là Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh và đương kim chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Joseph Ratzinger-Benedetto XVI của Vatican đã nhận định: cuốn sách mới thuật lại cuộc phỏng vấn với Đức Biển đức XVI, được phát hành bằng các thứ tiếng khác nhau, chắc chắn đối với nhiều người là một ngạc nhiên, nhưng chúng ta có thể nói đó là một sự ngạc nhiên tốt đẹp.”
Cha Lombardi phân tích: “Một ngạc nhiên theo nghĩa là, Đức Biển đức đã đưa ra một chọn lựa rõ ràng là dành đời mình cho cuộc sống cầu nguyện và suy tư. Có lẽ chúng ta không chờ đợi việc xuất bản một cuộc trò chuyện mới, dài, với một ký giả. Một ngạc nhiên tốt đẹp, vì, vượt qua sự ngạc nhiên ban đầu, việc đọc cuốn sách cách thong thả giúp chúng ta nhận ra những viên ngọc rất quý giá và có giá trị lớn lao, những viên ngọc hữu ích và thú vị. Những viên ngọc quý giá, theo tôi, có 2 điều, nằm trong phần I và chương cuối của phần III của cuốn sách”. Theo cha, hai điều quan trọng là: chứng tá của Đức Biển đức trong giai đoạn cuối đời và lý do ngài từ chức.
Cha Lombardi nhận định: “Điều đầu tiên và chính yếu là kinh nghiệm thiêng liêng cảm động của vị Giáo hoàng danh dự cao tuổi “trong hành trình đạt đến sự hiện diện của Thiên Chúa. Tóm lại, Đức Biển đức XVI nói cách bình thản về việc ngài đang sống thế nào trong chiêm niệm và cầu nguyện giai đoạn cuối cùng của cuộc sống. Thánh Gioan Phaolô II đã cho chúng ta chứng tá quý giá về cách ngài chịu đựng trong đức tin sự đau đớn nặng nề của bệnh tật. Đức Biển đức XVI cho chúng ta chứng tá của con người của Thiên Chúa, tuổi già chuẩn bị cho cái chết. Ngài nói với cung giọng khiêm nhường và của con người trong nhận biết sự yếu đuối thể lý làm cho ngài khó mà luôn luôn ở mãi được, như ngài mong muốn, trong “đỉnh cao của tinh thần”. Ngài nói với chúng ta về mầu nhiệm lớn lao của Thiên Chúa, về những câu hỏi lớn đã theo ngài trong đời sống thiêng liêng và tiếp tục theo ngài, và có thể là ngày càng trở nên lớn hơn, giống như sự hiện diện của sự dữ trong thế giới. Ngài nói với chúng ta đặc biệt về Chúa Giêsu Kitô, tâm điểm thật sự của cuộc đời của ngài mà ngài “thấy ngay trước mặt” ngài, “luôn luôn vĩ đại và mầu nhiệm”, và sự thật là bây giờ ngài tìm thấy “rất nhiều lời của Tin Mừng, vì sự cao cả và nghiêm trọng của các lời này, khó khăn hơn ngài nhận thấy trong quá khứ”.
Đức Giáo hoàng già yếu sống sự tiếp cận với ngưỡng cửa của mầu nhiệm “không rời bỏ sự chắc chắn của nền tảng của đức tin và lưu lại, và như thế nói là “đắm mình trong đức tin”. “Chúng ta nhận ra rằng cần phải khiêm tốn, nhận ra là nếu người ta không hiểu lời Kinh thánh, người ta phải chờ đợi cho đến khi Thiên Chúa mở ra cho chúng ta hiểu biết.
Đức Biển đức nói cách thanh thản về cái nhìn về cuộc sống quá khứ của ngài và “gánh nặng tội lỗi”, về hối tiếc đã không làm đủ cho người khác, nhưng cả sự tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, về thực tế là vào giây phút gặp gỡ “ngài sẽ cầu nguyện xin được Thiên Chúa khoan dung với sự đau khổ của ngài” và với sự xác tín rằng trong cuộc sống vĩnh cửu “ngài sẽ thật sự được về nhà””.
Cha Lombardi nói về khía cạnh quan trọng thứ hai: “Bên cạnh viên ngọc thật sự nền tảng này, từ một cấp độ khác – thấp hơn nhưng nổi bật – được đánh giá cao, đó là câu trả lời rõ ràng và bình thản cho tất cả những suy đoán vô căn cứ về lý do ngài từ chức vụ Giáo hoàng, giống như là do gặp phải những khó khăn từ các bê bối và các âm mưu. Được những câu hỏi của ký giả Seewald gợi lên, chính Đức Biển đức XVI đã quyết định làm rõ vấn đề, theo cách chúng ta hy vọng dứt khoát, ngài nói về hành trình phân định mà qua nó ngài đến trước Thiên Chúa với quyết định, và với sự thanh thản ngài đã thông báo và thực hiện mà không có sự phân vân và không bao giờ hối tiếc. Ngài khẳng định là quyết định được đưa ra không phải do áp lực của các vấn đề bức xúc, nhưng đúng hơn, chỉ khi những vấn đề này đã được khắc phục về cơ bản. “Tôi đã có thể phải từ chức chính vì những vấn đề đó đã trở lại bình an”. Đây không phải là một cuộc rút lui dưới áp lực của những sự kiện hay một cuộc trốn chạy vì không đủ khả năng đối phó với nó”.
Theo cha Lombardi, những lời của Đức Biển đức vừa trả lời cho những đồn thôi vô căn cứ về quyết định của ngài, vừa cho thấy tính hợp lý và thuyết phục của nó. Khi ngài thấy không còn thích hơp cho việc thi hành trách nhiêm điều hành Giáo hội vì những lý do thể lý và tâm lý thì việc từ chức là nghĩa vụ và bình thường. Cha cũng nhận xét, có thể việc biện phân của Đức Biển đức trong trường hợp này sẽ giúp cho các vị kế nhiệm một khả năng chọn lựa dễ dàng theo.
Cha Lombardi cũng đưa ra một số đề tài thú vị khác như: suy tư của Đức Biển đức về việc tham dự Công đồng Vatican II, việc cộng tác với thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, suy tư thần học, vv.
Cha Lombardi kết luận: Ngay cả cái nhìn về triều đại Giáo hoàng, trong những điểm sáng và giới hạn của ngài, sáng suốt và thanh thản, giống như thích hợp với những ai “đếm tháng ngày của mình” đã học được cách nhìn vào các sự kiện của thế giới này với “sự khôn ngoan của trái tim” (x. Tv 90), và có thể phó thác cuộc đời và hoạt động cho Thiên Chúa với sự tin tưởng”.
(Hồng Thủy, RadioVaticanan 09.09.2016)