Một giáo hoàng dùng để làm gì?

“Còn thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16: 18). Chúa Kitô xây dựng Giáo hội của mình trên ông Simon, con ông Giô-na, Ngài đã đặt tên và sứ mạng của ông là “Phêrô”, Kepha. Chữ này không những chỉ có nghĩa là đá xây dựng nhưng còn là bảo bọc, che chở đàn chiên của Chúa Kitô mà Tông đồ Phêrô phải chăn.

pope-francis.jpg

Như thế chúng ta có thể xem nền tảng của tòa nhà này theo hai cách. Đứng về mặt thợ, người xây dựng nền tảng, thì tòa nhà tồn tại độc lập với người xây. “Đó là đặc quyền tông đồ” và không chuyển giao được cho mười một Tông đồ kia. Và cách kia, là nhìn các nền tảng trên đó tòa nhà được xây. Trong nghĩa này, chỉ duy nhất Phêrô là người: “Con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh”. Như vậy sứ mạng của Phêrô được thành lập trong Giáo hội một cách bền lâu. “Đó là đặc quyền liên-tông đồ” và, vì thế, trao truyền được, của người đứng đầu các Tông đồ, điều này giải thích Phêrô không phải duy nhất là “người đầu tiên giữa những người của mình” (primus inter pares).

Giám mục Rôma, trong cương vị thừa kế Tông đồ Phêrô, tiếp tục sứ mạng của Phêrô. Người ta có thể nói Giáo hội là ở Rôma, cũng như Giêsu là ở Nadarét: “Miền đất khiêm nhường ở một góc trái đất”. Từ thế kỷ thứ 4, Thánh Ambrôsiô đã khẳng định: “Nơi nào có Phêrô là có Giáo hội, nơi nào có Giáo hội là có đời sống vĩnh cửu”.

Sứ mạng này vượt một cách vô tận nơi con người mang sứ mạng của Thánh Phêrô: “Thiên Chúa đã làm cho những chuyện thiêng liêng được bọc bởi sự yếu đuối”. Và chính trong sự mong manh của “người tôi tớ của những tôi tớ Chúa” mà sứ mạng được Thánh Catơrina Siênna gọi là “Chúa Kitô hiền dịu trên trái đất” được thực hiện. Triều giáo hoàng trước hết là một sứ mạng của đức tin được ghi trong sự kéo dài của những huyền nhiệm Nhập thể và Mình Thánh Chúa.

Khi một giáo hoàng được bổ nhiệm, các hồng y chỉ là chỉ định người. Chính Chúa Kitô ngay lập tức trao cho người được chọn phẩm cách và quyền lực của Ngài. Như thế Đức Thánh Cha là vị đại diện của Chúa Kitô, chứ không phải của tín hữu kitô. Trong sự nhận biết đây là ơn của Thánh Phêrô, các tín hữu đón nhận ơn này, họ biết ơn được Thần Khí hỗ trợ và dựa trên lời cầu nguyện của Chúa Kitô để không bị suy yếu (Lc 22: 31).

Đức Giáo hoàng được gọi để làm cho tiếng của Chúa Kitô-Lang Quân được nghe. Đó là sứ mạng thiết yếu của ngài: gìn giữ, giáo huấn, giải thích và loan truyền chân lý mà Thiên Chúa đã mạc khải trọn vẹn nơi Chúa Giêsu Kitô. “Từ ngai này, giám mục Rôma phải thường xuyên lặp lại: ‘Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’” (Mt 16: 16), Đức Bênêđictô XVI đã nói như trên. Phêrô làm cho tiếng nói của Giáo hội-Lang Quân được nghe, khi qua bao nhiêu thời gian, ngài đã dùng tất cả mọi phương cách hợp lý thích đáng để bảo vệ sứ mạng Tin Mừng.

Trong bài giảng nổi tiếng ngày 29 tháng 6-1972, Đức Phaolô VI đã nói đến “các làn khói Satan đã vào trong dân Chúa: “mây, bão, bóng tối, bấp bênh”. Câu trả lời của Đức Phaolô VI rõ ràng: “Chúng tôi muốn nói với anh chị em đặc sủng của niềm xác tín này, là Chúa đã cho người đại diện của Ngài trên quả đất này, dù cho sự bất xứng của họ có như thế nào”. Về phía chúng tôi, uy quyền của Phêrô được xác nhận trong đức tin tương ứng với đức ái đồng thuận.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 27.09.2016/
famillechretienne.fr, Linh mục Nicolas Buttet, 2013-04-16)