Trước Thượng hội đồng Giám mục lần tới sẽ diễn ra vào năm 2018 với chủ đề “Người trẻ, đức tin và phân định ơn gọi”, Đức cha Bernard Moras đã gửi cho hãng tin Á châu sứ điệp của mình. Trong sứ điệp, Đức cha nói về khả năng to lớn của truyền thông và sự trao đổi giữa các mạng lứơi, trở thành cách thế chung giữa các thanh thiếu niên “chat” với nhau. Đồng thời, ngài cũng nhấn mạnh những nguy hiểm ẩn dấu trong các trang web, mà kẻ thù và các tội pham thường ẩn nấp.
Đức cha Moras cũng lưu ý đến những hồi chuông báo động hiện có trong các gia đình ngày nay. Một mặt, ngài nói: “cuộc sống dường như an bình hơn nhờ các tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, trong đó cho phép một số lớn trẻ em tiếp cận với các hình thức giáo dục có chất lượng… Hơn nữa, việc phát minh ra internet nối kết thế giới, làm cho cuộc sống của chúng ta thanh tĩnh và chính xác. Đàng khác, tất cả những điều dường như dễ dàng và chắc chắn thông qua internet sẽ được chứng minh ngược lại theo thời gian.”
Đức cha nói thêm: Mạng lưới “các nạn nhân trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ vô tội, những người ao ước chiếm hữu tất cả những điều của thế giới này.” Ngài nêu câu hỏi: “Ai sẽ phân xử là điều gì có thể đáng tin hay không? Làm sao có thể phân biệt những điều đúng đắn và những điều sai lầm?” Trên hết, điều xảy ra khi các thiếu niên có vô vàn cơ hội để trò chuyện tự do với các đồng nghiệp trên khắp các miền thế giới. Họ trò chuyện ngay với những người lạ và điều này có thể trở thành một thói quen và dẫn đến hình thức phụ thuộc.” Đức cha đề cập cụ thể đến các thiếu nữ, “những người qua những cuộc trò chuyện này cảm thấy mình được đón nhận bởi những người lạ. Nó có thể là không bình thường, nhưng đôi khi họ vẫn bị mắc bẫy và bị tống tiền để chia sẻ các thông tin cá nhân.”
Đức cha nói tiếp: thế giới ảo “giống như ngọn đèn của Aladin, làm cho chúng ta được bất cứ điều gì chúng ta muốn […] là một trong những kho báu vô hạn, không bao giờ là đủ.” Đức cha cảnh giác: Tuy nhiên, chúng ta phải học để sử dụng nó và tránh “sự lạm dụng sẽ biến cuộc sống của những người trẻ thành hỗn loạn”. Ngài khẳng định: “Mỗi người trẻ muốn được giống như một cây mạnh mẽ và thanh lịch, nhưng những cái bẫy biến họ thành các cành yếu ớt và dễ gãy.”
Theo Đức cha Moras, hậu quả của việc sử dụng xấu internet có ảnh hưởng tới tâm lý của giới trẻ: “Mong muốn thúc đẩy mọi người đến cám dỗ có được tất cả những gì hiện diện dưới bầu trời. Các phương tiện truyền thông ảo lấp đầy trái tim vô tội với mong muốn xấu xa để đạt được thế giới vô hạn này, điều không thể được bởi một hữu thể giới hạn. Thái độ này đổ đầy nơi những người trẻ một sự tự tin vô tận [trong bản thân mình], và tâm trí trẻ trung không thể chấp nhận thất bại.”
Trước tất cả những nguy hiểm này, Đức cha Monras nhắc lại rằng những người trẻ là “muối của đất” (Mt. 5:13). Do đó, ngài kêu gọi các bậc cha mẹ, các phương tiện truyền thông và các nhà lãnh đạo tôn giáo để giám sát sự phát triển của họ và “nâng cao nhận thức rằng những điều này là không thực tế.” Ngài kết luận, giải pháp duy nhất có thể, “là sự tăng trưởng trong Chúa Kitô. Chúng ta phải xây dựng tâm trí mạnh mẽ và quyết đoán, đưa ra quyết định khôn ngoan. Chúng ta không bao giờ cho phép internet làm phân tâm hoặc quấy rầy những suy nghĩ của chúng ta. Tất cả chúng ta được kêu gọi hành động theo cách thức để việc sử dụng internet mang lại hài hòa trong cuộc sống của chúng ta.” (Asia News 25/01/2016)
Hồng Thủy
Nguồn tin: Vatican