Niềm tin vào Chúa và tôn giáo của nhà khoa học Einstein

Tạp chí Time trong một số báo gần đây đã trích đăng những dòng nhật ký của Einstein, nó giúp chúng ta hiểu được một phần nào cảm nhận, suy nghĩ của Einstein về Thượng Đế và tôn giáo. Có những bất đồng quan điểm khi xem ông là người vô thần hay có lòng tin. Hãy để những giòng nhật ký của ông tự nói lên.
Niềm tin vào Chúa và tôn giáo của nhà khoa học Einstein

Thật sự ông đã tin như thế nào về tôn giáo và Thiên Chúa? Đây là một vài lời bình của ông:

Tại một bữa ăn tối khi được hỏi có phải ông là người có đức tin tôn giáo, nhà khoa học của chúng ta đã trả lời: «Vâng, các bạn có thể gọi như vậy. Thử dùng trí óc và những phương tiện hữu hạn của chúng ta để cảm nhận về sự huyền bí của tự nhiên, của vũ trụ, các bạn sẽ thấy bên cạnh những quy luật, những liên kết chúng ta có thể nhận thức được thì vẫn còn rất nhiều điều huyền ảo, không thể giải thích, không thể thấu hiểu được. Tôn kính một lực vượt quá những gì trí óc con người có thể hiểu thấu được, đó là tôn giáo của tôi. Diễn giải như vậy,  đúng thật, tôi là người có tôn giáo.»
 

Gia đình Einstein là người Do thái, thân phụ ông theo thuyết bất khả tri của Do thái giáo và gởi ông vào học trường Công giáo dành cho nam sinh. Ở trường Einstein say mê học cả giáo lý công giáo và cả các bài trong thánh kinh Do thái. Khi được hỏi Thiên Chúa giáo ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời của mình, Einstein đã trả lời: “Khi còn là một đứa trẻ tôi đã hấp thụ giáo lý tôn giáo qua Thánh Kinh và sách Talmud của Do Thái giáo. Tôi là người Do Thái nhưng cuộc đời sáng chói của Đức Giê-su đã lôi cuốn tôi. Không ai lúc đọc Phúc Âm mà không cảm nhận được sự hiện hữu của Ngài. Nhân cách của Người ở trong từng câu chữ. Không một truyền thuyết nào có thể thêu dệt nên một cuộc đời như vậy được.”

Khi được hỏi ông có thật sự tin vào Thiên Chúa không, ông trả lời: “Tôi không phải là người vô thần. Tôi cũng không nghĩ tôi là người theo thuyết phiếm thần. Điều này quá rộng lớn so với trí óc hạn hẹp của chúng ta; giống như đứa trẻ đi vào một thư viện rộng lớn chứa đầy sách đủ loại ngôn ngữ. Đứa trẻ biết chắc hẳn có một ai đó đã viết nên những cuốn sách này nhưng nó không biết tác giả là ai và được viết như thế nào. Nó cũng không thể hiểu ngôn ngữ viết trong các sách đó. Đứa trẻ lơ mơ hoài nghi về trật tự bí mật trong cách sắp xếp các cuốn sách nhưng vẫn không hiểu được trật tự bí mật đó là gì cả. Điều đó cũng giống như khi tôi bày tỏ quan niệm của mình về Thượng đế. Chúng ta nhìn ngắm vũ trụ được sắp xếp một cách tuyệt diệu và tuân theo những quy luật này, còn để hiểu thì chúng ta chỉ hiểu được một cách lờ mờ thôi.”

Có một lần Einstein đã viết một tín điều riêng cho mình. Và đây là một trong các nguyên tắc của ông: Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể cảm nhận được đó là sự huyền bí của vũ trụ. Đó là cảm xúc nền tảng là chiếc nôi của khoa học và nghệ thuật chân chính. Ai xa lạ với cảm xúc này, không còn biết ngạc nhiên, say mê thì kể như họ đã chết, giống như cây nến bị dập tắt. Đằng sau tất cả những điều chúng ta có thể cảm nhận thì có một khả năng mà chúng ta khó có thể nắm bắt được, đó là cái đẹp cao cả, nó chỉ đến với chúng ta một cách gián tiếp: qua tôn  giáo. Trong nghĩa này, và chỉ trong nghĩa này, tôi là người có tín ngưỡng sâu xa. 
 
a
Vì thế ông thường khe khắc đối với người vô thần hơn là người có lòng tin. Điều gì đã chia cắt tôi khỏi cái gọi là những người vô thần, đó chính là cảm xúc tôn kính hoàn toàn khi đứng trước một vũ trụ hài hòa đầy những điều huyền bí mà trí óc con người không thể thấu hiểu được. Những người vô thần cố chấp là những người không có ý thức, không lành mạnh khi phản ứng với quá khứ của mình: những người vô thần cuồng tín tương tự như những người nô lệ vẫn còn cảm giác đè nặng của xiềng xích, cái mà họ đã quăng đi sau khi chiến đấu gian khổ cho tự do. Họ là những tạo vật – trong mối hận thù chống tôn giáo truyền thống như thuốc phiện của dân tộc – đã không thể nào nghe được âm nhạc của vũ trụ.  

Tuy Einstein có những cảm nhận như vậy về tôn giáo, nhưng lòng tin của ông không theo truyền thống. Ông nghi ngờ sự kiện con Thiên Chúa làm người và ông cũng không tin con người bất tử.

Vậy đâu thật sự là mảnh đất Thượng Đế và tôn giáo của Einstein?

Ông không nắm được một vài chuyện đúng, nhưng ai nắm được? Là tín hữu kitô, chúng ta tin rằng việc đầu tiên chúng ta cần khẳng định là Thiên Chúa là điều không thể diễn tả được. Chúa ở ngoài tầm suy nghĩ của chúng ta… Có nghĩa là, dù chúng ta biết Chúa, nhưng chúng ta không thể tưởng tượng, không thể hình dung, không có bất cứ từ ngữ chính xác nào để có thể nói về Thiên Chúa. Thiên Chúa là đấng vô biên cách xa tất cả ý nghĩ và tưởng tượng của chúng ta. Việc chúng ta cố gắng tưởng tượng về Thiên Chúa cũng giống như cố gắng tưởng tượng về con số cao nhất, chuyện không thể làm được vì những con số không có giới hạn, lúc nào mình cũng có thể đếm thêm một số.
 
a
Một Thiên Chúa không thể tưởng tượng chính xác, và đó là tín điều của đạo Kitô. Công đồng Lateran Thứ Tư nói về tín điều rằng bất cứ chữ nào chúng ta dùng để nói về Thiên Chúa đều không chính xác hơn là chính xác, có phải Einstein cũng nói như vậy? Một cảm nhận khiêm tốn đứng trước các bí mật không dò tìm được của vũ trụ hài hòa.

Cá nhân tôi nhận thấy những cảm nhận của Einstein thật lành mạnh và tươi mát, đầy giá trị đối với niềm tin vào Thiên Chúa. Khi một người có thể nói là nhà khoa học lớn nhất lịch sử như Einstein nói với chúng ta rằng có một thứ trật không thể tưởng tượng được, tốt lành, khủng khiếp, điều khiển chúng ta từ rất xa thì chúng ta nên ngạc nhiên và tôn kính trước điều đó, thì các luận cứ của chúng ta về đức tin có vẽ như ngây ngô và dị đoan, khó thuyết phục được.

J.B. Thái Hòa dịch

Nguồn tin: Phanxico