Tại Nhật bản, trong nhiều năm nay dân số già đi đang gây căng thẳng cho hệ thống tài chính. Con số những người trẻ bước vào thế giới công việc rất ít, và như thế tình hình ngày càng khó khăn cho cả nước khi phải chịu gánh nặng nợ lương hưu.
Vấn đề ở đây là ngoài việc tỷ lệ người cao tuổi gia tăng, mức lương hưu trung bình chỉ đủ để sinh sống, mà cơ sở để cung cấp cho họ hưởng tuổi già cũng rất ít, có ít nhất 420.000 người cao tuổi đang chờ tới lượt mình ở nhà dưỡng lão.
Và trong những năm gần đây một hiện tượng xã hội đáng lo ngại đang nổi lên. Những con số cho biết: ngày càng có nhiều người già phạm tội chỉ với mục đích dành những ngày còn lại của cuộc đời trong tù. Các vụ khiếu nại và bắt giữ liên quan đến công dân trên 65 tuổi vượt quá độ tuổi khác, tỷ lệ tội phạm của người cao tuổi tăng gấp bốn lần trong hai thập kỷ qua. Trong các nhà tù cứ 5 tù nhân thì có 1 người cao tuổi và trong nhiều trường hợp – 9/10 đối với phụ nữ cao cấp – tội mà họ bị bắt giữ chỉ là một vụ ăn cắp nhỏ.
Hiện tượng bất thường và đáng báo động xuất phát từ những khó khăn kinh niên của đất nước, để tạo ra sự lựa chọn thay thế cho sự chăm sóc và hỗ trợ cho tất cả những người đã rời thị trường lao động vì lý do sổ hộ tịch. Số người già sống một mình tăng 600% giữa năm 1985 và năm 2015, và một nửa số người cao tuổi bị bắt vì phạm tội nhẹ sống một mình. 40% trong số họ nói rằng họ không có gia đình hoặc ít khi nói về gia đình.
Đối với những người cao niên này, một điều có vẻ như nghịch lý, một cuộc sống trong tù là kết quả một sự thay thế tốt hơn cho cuộc sống của một người tự do. Thực vậy, trong tù họ có thể được hưởng không chỉ chỗ ở miễn phí (tiền hưu tối thiểu của nhiều người cao tuổi không cho phép họ thuê nhà), nhưng hơn nữa họ có thể tạo ra một “gia đình”, theo nghĩa của những người cùng chia sẻ tình cảnh bấp bênh và cùng mong muốn mức tối thiểu phẩm giá con người mà cuộc sống bình thường đã làm họ mất đi.
Có rất nhiều tù nhân đã thừa nhận họ cảm nhận được ý nghĩa cộng đồng trong tù điều mà trước đó họ chưa bao giờ trải nghiệm khi còn ở bên ngoài. Nói tóm lại, cuộc sống trong tù đã trở thành một phạm trù xã hội cụ thể hấp dẫn hơn một cuộc sống bình thường, đến nỗi nhiều người lớn tuổi khi được trả tự do, đã nói rằng họ cảm thấy nhớ cuộc sống “trong cộng đồng”. Rõ ràng, sự gia tăng của người lớn tuổi trong nhà tù không phải là một hiện tượng có thể đoán trước, và ở đây các cơ quan có trách nhiệm đang phải đối mặt với những vấn đề mới. Nếu trên thực tế chi phí của một tù nhân trong nhà tù trung bình khoảng 20.000 euro một năm, đối với người cao tuổi chi phí chỉ có thể tăng lên. Thứ hai thực tế họ cần được chăm sóc đặc biệt: phục hồi, chi phí y tế, v.v … Và ở đây nhân viên của các nhà tù cũng đang ở trong tình trạng là phải thay thế bằng người có khả năng chăm sóc người lớn tuổi.
Tuy nhiên, cố ý để bị bắt giữ không phải là cách duy nhất mà người Nhật lớn tuổi có kinh nghiệm trong việc cố gắng làm giảm bớt sự đau khổ của một cuộc sống cô độc. Kodokushi, hay “cái chết đơn độc”, cho thấy trong nhiều năm gần đây sự tan rã của mối quan hệ gia đình, là phản ánh của một xã hội ngày càng bị phân mảnh. Điều này đề cập đến người cao tuổi phải chết một mình, và những xác chết thường được phát hiện chỉ sau vài tuần hoặc thậm chí hàng tháng. Có khoảng hàng nghìn trường hợp như vật trong một năm.
Không có bạn bè hoặc người thân, về cơ bản không có ai để chăm sóc họ, những người cao niên này thường sống ở nông thôn cách xa các thành phố lớn, nơi các con thường di chuyển theo sự ràng buộc của công việc, và ở đây, ở những căn hộ nhỏ này bị cô lập khỏi thế giới, xác chết của họ chỉ được phát hiện khi đang trong tình trạng bị phân hủy, bốc mùi. Kodokushi là hiện tượng người cao tuổi tìm kiếm sự tiếp xúc, gặp gỡ con người trong các nhà tù gắn bó mật thiết với những thay đổi xã hội đang diễn ra tại Nhật Bản, nơi mà tuổi trung bình của dân số không xa tuổi nghỉ hưu, và hiện nay ở nhiều nhà thuốc tã bán cho người lớn thậm chí còn nhiều hơn tã cho trẻ em. (L’Osservatore Romano 04 -4 2018)
Ngọc Yến
(RadioVaticana 07.04.2018)