Trong năm phụng vụ của Giáo Hội có nhiều ngày lễ về Đức Mẹ Maria, cùng được biết đến nhiều cùng mừng trọng thể. Nhưng lễ Đức Mẹ Maria dâng mình vào đền thờ: Praesentatio Beatae Mariae Virginis, ngày 21. 11. hằng năm hầu như không được phổ biến biết đến nhiều.
Đâu là nguồn gốc lịch sử cùng ý nghĩa thần học đạo đức ngày lễ này?
Ngày lễ này theo sử sách có nguồn gốc ở Jerusalem. Hoàng đế Justinianus đã cho xây thánh đường Maria Nova vào thế kỷ 6. và ngày 21. 11. 543 được làm phép thánh hiến. Giáo hội bên Đông phương đã lấy ngày này mừng kính Đức Mẹ, mẹ Thiên Chúa dâng mình vào đền thờ. Ngày lễ này là một trong 12 lễ lớn trong của phụng vụ Giáo hội bên Đông phương, và được mừng kính từ chiều ngày 21. đến ngày 25. Tháng Mười Một.
Bên Giáo hội Tây phương lần đầu tiên mừng lễ này vào thế kỷ 9. bên nước Anh. Giáo hội bên Tây phương ( Roma) không công nhận lễ này, vì không có nền tảng trong Kinh Thánh. Mãi đến thế kỷ 14. ngày lễ này được bên Giáo hội Roma công nhận có tên là lễ Đức Mẹ Maria dâng mình.
Từ 1472 dưới thời Đức Giáo Hoàng Sixtus IV. ngày lễ Đức Mẹ dâng mình được liệt kê mừng trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Đức Giáo Hoàng Sixtus V. năm 1585 đã chính thức công nhận lễ này trong lịch phụng vụ của Giáo hội.
Và Công đồng Vaticano II. đã lấy ngày 21. Tháng Mười Một hằng năm là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ thành Jerusalem.
Tên ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ thành Jerusalem nhắc nhớ đến Đức Mẹ Maria ngày xưa đã đem hài nhi Giêsu vào đền thờ Jerusalem dâng cho Thiên Chúa, và đã cùng theo sát chân Chúa Giêsu lên Jerusalem trong cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu, như thánh Giaon viết thuật lại trong phúc âm: „ Đứng dưới chân thập gía Chúa Giêsu có mẹ người và chị của mẹ người.“ ( Ga 19,25).
Nhưng do từ đâu có lịch sử huyền thoại về cuộc đời thơ ấu của Đức Mẹ Maria?
Thánh Giacobe tông đồ Chúa Giêsu đã viết một bản giáo lý phúc âm vào thời Giáo hội sơ khai lúc ban đầu. Phúc âm của Thánh Giacobê không được liệt kê chính thức vào bản Canon của Giáo hội. Trong đó viết thuật lại về cuộc đời Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu.
Bản phúc âm thánh Giacobus viết: Anna và Joachim là cha mẹ sinh thành ra Maria, đã đem con gái mình lúc 3 tuổi vào đền thờ. Thầy cả Thượng phẩm đã chào mừng con trẻ và chúc phúc lành bằng những lời chúc tụng: Thiên Chúa đã làm cho con nên cao trọng. “.
Và trong đền thờ hôm đó, một người ẩn danh còn thuật kể lại rằng Maria được bồng ẵm nâng niu như một con chim bồ câu. Maria đã tiếp nhận thức ăn từ bàn tay của Thiên Thần.
Một trình thuật khác thuật kể lại: Maria lúc 07 tuổi đã bước vào đền thờ để học hỏi lo việc phục vụ trong đền thờ. Lại có thuật kể rằng Maria đã vào phục vụ lo việc vệ sinh giữ gìn sạch sẽ, đồ lễ phụng vụ trong đền thờ, nhất là việc khâu vá giữ gìn đồ áo lễ phụng tự thờ kính Thiên Chúa cho mỹ thuật trang trọng.
Không vì những trình thuật huyền thọai đó mà Giáo hội công nhân sự tôn kính Đức Mẹ Maria.
Nhưng Giáo hội tôn kính lập ngày lễ mừng kính nhớ Đức Mẹ vì sự hy sinh dấn thân của Đức Mẹ cho Chúa Giêsu. Sự hy sinh dấn thân khởi đầu từ lúc Maria nói lời xin vâng với chương trình của Thiên Chúa, do Thiên Thần Gabriel mang đến, để cho Chúa Giêsu,con Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng mình.
Và trong suốt dọc cuộc đời Đức Mẹ Maria đã âm thầm nuôi dưỡng chịu đựng đau khổ với Chúa Giêsu trong công cuộc cứu độ loài người, lúc nào Đức Mẹ cũng ở bên cạnh Chúa Giêsu cho tới khi Chúa sống lại trở về trời: từ Nazareth, rồi Bethlehem, tỵ nạn bên Aicập và Jerusalem.
Trái tim cung lòng Đức Mẹ Maria đã trở thành đền thờ thánh đức cho Chúa Giêsu , con Thiên Chúa. Và cũng trong đền thờ đó Đức Chúa Thánh Thần đã hiện xuống.
Và như thế, Đức Mẹ Maria đã dâng chính cuộc đời mình làm đền thờ cho Thiên Chúa cư ngụ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long