Nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả một quyển sách thích hợp để hiểu về Lòng Thương Xót. Tác giả là cha Henri Nouwen, sinh tại Hà Lan, là giáo sư phân khoa thần học tại các trường đại học ở Hoa Kỳ, và ngài cũng là tuyên úy cho một cộng đoàn những người khuyết tật ở Toronto – Canada. Cha có viết rất nhiều sách có giá trị về đời sống thiêng liêng, như: Người con hoang đàng trở về, Chỉ một điều cần thiết thôi… Ngài qua đời năm 1996.
Lòng thương xót: một suy tư về đời sống Kitô hữulà quyển sách ngắn và giản dị của ba tác giả Henri Nouwen, McNeil và Morrison, chuyển tải một suy nghĩ có sức đánh động và lôi cuốn về đời sống xót thương. Các tác giả không ảo tưởng với việc đưa ra một lý luận thần học, quyển sách này thực ra phát xuất từ những cuộc trao đổi giữa ba người bạn, hợp nhau hàng tuần để thảo luận về khái niệm thương xót bởi vì nó liên hệ đến đời sống người Kitô hữu. Họ bắt đầu định nghĩa lòng thương xót theo nghĩa đen là “đau khổ với”, không phải là cách tự hành hạ mình, nhưng theo nghĩa mà thật sự xa lạ với những người tránh né đau khổ. Khi liên kết chủ nghĩa cá nhân với khuynh hướng cạnh tranh của con người, các tác giả đưa ra giả định thực tế mà việc liên kết này mô tả cách thức những sự việc đang diễn ra. Theo một nghĩa nào đó, lòng thương xót là sống tốt với những người mà bị thương tổn bởi những cạnh tranh của con người và những sức mạnh của nhân tính bị phá vỡ. Đó là một lời mời gọi triệt để.
Quyển sách được sắp xếp thành ba phần: Vị Thiên Chúa Xót Thương, Cuộc Sống Xót Thương và Cách Thức Xót Thương. Mỗi phần có ba chương. Mỗi chương đi vào đời sống xót thương càng lúc càng sâu.
Phần một giúp chúng ta đi sâu vào tất cả những động lực thương xót nơi vị Thiên Chúa xót thương. Ở đây, các tác giả nhắc nhở chúng ta rằng lòng thương xót chính yếu không phải là làm cho mình thành “hữu dụng”, nhưng nó là một kiểu “đi vào” có liên kết chặt chẽ với một sự hiện diện thật sự. Kết quả tự nhiên của sự hiện diện này sẽ là tình liên đới chân thật. Sự liên kết của Thiên Chúa với người nghèo và người bị áp bức là một trong những sự liên đới. Sự cạnh tranh của con người hủy hoại động lực này và chỉ có thể được chiến thắng bởi “cái tôi mới”, mà được dựng nên trong Đức Kitô. Vì vậy, chiều hướng trước nhất nơi lòng thương xót không phải là việc đạt được nhưng là nhận được một căn tính mới, không còn lệ thuộc vào những động lực cạnh tranh đầy tham lam. Chỉ khi đó, chúng ta mới đi vào sự liên đới với người nghèo.
Tiếp theo, các tác giả nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu là một vị Thiên Chúa tôi tớ. Chúa Giêsu đã không nghiêng xuống để nâng người nghèo lên, chính Chúa Giêsu đã trở nên nghèo khó. Hành động đầu tiên của Ngài là trút bỏ chính mình – một sự đi xuống. Vì thế, cuộc sống xót thương không được định nghĩa như một nhân đức hay thậm chí một thái độ nhưng là một cách thức hiện hữu không quan tâm tới việc bảo vệ cái tôi. Điều này đụng chạm đến bản năng và chỉ có thể làm nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Do đó, toàn bộ lòng thương xót chân thật phải được bắt nguồn từ việc tìm kiếm Thiên Chúa, chứ không phải do ước muốn đem lại sự công bình xã hội hoặc sự thay đổi. Đây là điều là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ đem lại kết quả tự nhiên là được sống vui tươi, chứ không phải chịu đau khổ, bởi vì niềm vui bắt nguồn từ sự hiện diện của Thiên Chúa. Khi chúng ta hiểu được sự phục vụ do lòng thương xót chân thật, chúng ta luôn luôn hiểu được niềm vui bởi vì có Chúa hiện diện.
Cuối cùng, các tác giả chỉ ra rằng lòng xót thương của Chúa Giêsu phát xuất từ sự vâng phục. Họ chỉ ra rằng nếu chúng ta tách rời việc làm tôi tớ khỏi sự vâng phục, “lòng xót thương trở thành một hình thức biểu diễn thiêng liêng”, chỉ sẽ gây ra cạnh tranh nhiều hơn. Mong muốn của Chúa Giêsu là lắng nghe tiếng của Thiên Chúa và đáp trả. Đây là nơi lòng thương xót được bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Kế tiếp các tác giả chuyển trọng tâm của họ đến cuộc sống xót thương mà theo như họ nói bắt nguồn từ trong cộng đoàn. Ở đây họ cho chúng ta thấy cách thức tương quan với Chúa Kitô là luôn luôn được thể hiện trong mối tương quan với anh chị em Kitô hữu. Bước đi cùng một con đường là cách thức xót thương, chứ không phải là thành tựu cá nhân. Họ chỉ ra rằng mặc dù truyền thông đại chúng có thể giúp cho một cá nhân dịu bớt nỗi đau, cộng đoàn sẽ không chấp nhận điều này. Mặc dù việc trình bày nhiều hình ảnh về sự đau khổ có thể tạo ra “tình trạng tê cứng về tinh thần” hay thậm chí sự phản kháng nữa, cộng đoàn sẽ giúp chúng ta được đánh động đến lòng thương xót mà không hoảng sợ hay tê liệt. Ở đâu có cộng đoàn Kitô hữu hình thành, ở đó có lòng thương xót, và lòng thương xót đó được thể hiện một cách sâu sắc hơn bởi vì cộng đoàn có thể vượt lên trên những giới hạn của từng cá nhân.
Tiếp theo các giả phân tích tư tưởng việc không có chỗ và mối quan hệ của nó với lòng thương xót. Cộng đoàn là một dân tộc “được quy tụ tới nơi không có chỗ”, nghĩa là một sự đi khỏi những gì thoải mái tiến đến những gì không thoải mái. Ngay cả tiếng Hy Lạp cũng gọi Hội Thánh là do hai từ kết hợp nghĩa là “kêu gọi” và “ra khỏi”. Việc tình nguyện không có chỗ làm cho mỗi người thành một người hành hương trên cùng một máy bay và do đó cộng đoàn được gia tăng sức mạnh. Thế nhưng việc không có chỗ vốn dĩ sẽ không phải là lòng thương xót trái với lẽ tự nhiên. Nhưng việc tình nguyện không có chỗ phát sinh nhờ có cùng một cái nhìn hướng đến sự giống nhau, tạo ra vùng đất thích hợp cho lòng thương xót và tình liên đới phát triển.
Cuối cùng họ chuyển chú ý đến việc cùng ở chung với nhau trong cuộc sống xót thương. Việc cùng ở chung xuất phát từ sự chia sẻ, thậm chí là chia sẻ những tài năng và ơn riêng của mình, với cả cộng đoàn. Hành động này nhằm ra khỏi sự cạnh tranh và ích kỷ, và hướng đến lòng biết ơn. Việc cùng ở chung của người Kitô hữu đích thực xuất phát từ “cùng có chung nhu cầu được chữa lành”. Thái độ này biến đổi việc làm thành ơn gọi và chỉ có thể được nâng đỡ nhờ cộng đoàn Kitô hữu.
Phần cuối cùng tập trung vào cách thức xót thương. Các tác giả bắt đầu cuộc thảo luận về “cách thức” này bằng cách nói về việc làm môn đệ cần thiết cho lòng thương xót. Việc làm môn đệ xuất phát từ kỷ luật và không thể thiếu trong đời sống xót thương. Một trong những kỷ luật quan trọng hơn mà họ nhấn mạnh vào là sự kiên nhẫn. Đáng tiếc thay có người liên kết sự kiên nhẫn với sự bất lực, thụ động và lệ thuộc, điều đó đã bóp méo nhân đức này, trong khi ý nghĩa thật sự của kiên nhẫn bao hàm một sự chủ động bước vào sự đau khổ của những người xung quanh chúng ta. Kiên nhẫn là thực sự biết nhận thức những gì đang diễn ra trên thế giới này, bằng cách chống lại cám dỗ do bản năng muốn hướng đến cuộc đấu tranh hay trốn chạy và là lựa chọn ở lại trong các sự việc còn hỗn độn. Sự kiên nhẫn cho phép Thiên Chúa hành động “khi thời gian tới hồi viên mãn”, mà chúng ta không bị vùi lấp trong một nội tâm bồn chồn tước đi giây phút hiện tại có nhiều ý nghĩa.
Cầu nguyện là một kỷ luật khác của cách thức xót thương. Ở đây các tác giả lý luận rằng việc cầu nguyện thực sự là một kỷ luật tập trung vào việc loại bỏ tất cả những gì có thể cản trở Thiên Chúa nói với người tin. Việc cầu nguyện không kéo Thiên Chúa về phe của chúng ta, nó cũng không phải là cách chúng ta liên lạc với Thiên Chúa. Cầu nguyện cho phép chúng ta vượt thắng đời sống và tạo nên một không gian rộng mở cho những người mà Thiên Chúa sẽ nhờ chúng ta tiếp cận với lòng thương xót. Cuối cùng, cầu nguyện tạo nên tình liên đới với tất cả những người mạnh mẽ hướng cuộc sống của chúng ta ra khỏi cái tôi mà hướng đến người khác.
Thật trớ trêu thay, chỉ tại điểm này, hầu như chính tại phần kết của quyển sách, các tác giả bắt đầu diễn tả ý tưởng hành động. Do đó họ đặt tất cả hành động xuất phát từ những gì đã trình bày trong quyển sách này. Những hành động thể hiện vai trò đức tin sống động hoặc chính sự hiện diện của Thiên Chúa ảnh hưởng đến các cộng đoàn mà chúng ta đang sống và làm việc. Điều này không thể có được nếu hai và hai phần ba quyển sách không được đưa vào thực hành. Các hành động chỉ là một bằng chứng cụ thể vị Thiên Chúa xót thương, cộng đoàn xót thương và cách thức xót thương mà xuất phát từ sự kiên nhẫn và cầu nguyện. Giáo Hội phải làm cho lòng thương xót của Thiên Chúa nên hữu hình, không có gì hơn. Điều này có thể mang hình thức câu trả lời “không” một cách khiêm tốn và hiền hậu, và phải luôn luôn được thi hành với lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Dù cho chúng ta có cố gắng được gì đi nữa thì lòng biết ơn sẽ xác tín rằng thực tế những hành động của chúng ta nên bắt nguồn từ sự khiên nhẫn và cầu nguyện.
Nouwen, McNeil và Morrison đã phục vụ rất nhiều cho Giáo hội trong việc viết và chỉnh sửa quyển sách này. Tôi chưa từng đọc một quyển sách nào nói về sự công bằng và lòng thương xót mà thật rõ ràng có nền tảng trên kinh nghiệm chung về sự nhân từ và lòng thương xót của Thiên Chúa. Hình ảnh lòng xót thương chân thật như một cộng đoàn những người có thể nghe được tiếng của Thiên Chúa và đáp trả, những con người đặt nền tảng của mình trên kinh nghiệm sâu sắc với Thiên Chúa trong cầu nguyện và kiên nhẫn, đây là lời mời gọi của Giáo Hội đến lòng thương xót. Không cần một giọng chói tai, các tác giả đã đúng khi phê bình những nỗ lực lòng thương xót mà chú ý thái quá đến việc chế ngự được vấn đề và đạt được những kết quả khó khăn. Một lần nữa, họ khiến chúng ta chú ý đến trái tim của Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn xót thương. Những cố gắng của chúng ta phải được bắt nguồn từ cộng đoàn và không chỉ bất kỳ cộng đoàn nào nhưng phải là cộng đoàn hoàn toàn chịu lắng nghe Thiên Chúa và hành động. Đầu tiên cộng đoàn này cố gắng tìm được tình liên đới với người nghèo thông qua sự hiện diện yêu thương mà không sợ việc không có chỗ và qua những kỷ luật như cầu nguyện, kiên nhẫn, và hành động tích cực. Quyển sách này là một ơn ban – Xin đọc nó.
Biên dịch: Chủng viện Thánh Gioan XXIII
(Nguồn: patheos.com)