Bí tích Hòa giải quan trọng và cần thiết ra sao?

Hỏi:

Woman_going_to_confession.jpg

1- Xin Cha giải thích rõ tầm quan trọng của bí tích Hòa Giải

2-
 Trường họp nào thì được xưng tội tập thể ?

3-  Phải xưng tội cách nào để đáng được Chúa tha thứ?

Trả lời:

1- Bí Tích Hòa Giải là gì?

Là con người sống trên trần thế này, không ai có thể nói là mình không có tội,không có khuyết điểm nào hết. Ngược lại, ai cũng phải thú nhận là mình có tội nhiều hay ít mà thôi. Chính vì tội của con người mà Chúa Kitô đã đến tràn gian làm Con Người để hy sinh mạng sống mình “làm giá chuộc cho muôn người” ( Mt 20:28).

Mặt khác, Vì biết rõ con người sẽ còn phạm tội nhiều lần nữa sau khi được tái sinh trong sự sống mới qua Phép Rửa, nên Chúa đã thiết lập Bí Tích Hòa Giải để giúp con người lấy lại tình thân với Chúa, sau khi đã lỡ phạm tội vì bản tính yếu đuối, vì gương xấu dịp tội đầy rẫy trong môi trường sống và nhất là vì ma quỉ, kẻ tử thù cua chúng ta,  luôn cám dỗ để lôi kéo con người ra khỏi tình thương của Chúa để làm nô lệ cho chúng và mất hy vọng được cứu rỗi để vào Nước Trời vui hưởng  hạnh phúc Thiên Đàng với Chúa là chính nguồn vui và hạnh phúc vinh cửu.

Vì vậy,  là người tin hữu sống đức tin trong Giáo Hội Công Giáo, mọi người chúng ta đều được mời gọi năng chậy đến với Bí Tích Hòa Giải để được tha thứ mọi tội lỡ phạm mất lòng Chúa, mất lòng người khác trong đời sống của người tín hữu chúng ta.

Do đó, xưng tội hay cử hành bí tích Hòa Giải  là việc đạo đức không thể thiếu được trong đời sống của người tín hữu. Phải xưng tội vì  là con người không ai có thể tránh được những những việc làm hay tư tưởng  tự nó là tội, là điều trái với ý muốn của Thiên Chúa, là Cha cực tốt cực lành nên Người không thể chấp nhận những gì là trái ngược với bản chất thiện hảo và thánh thiện của Người.Vì thế, những hành vi như giết người, giết thai nhi, đánh đập đả thương người khác,gây thù oán,chia rẽ, bóc lôt bất công với người khác, gây chiến để tiêu diệt đối phương, hiếp dâm và buôn bán phụ nữ và trẻ nữ để bán cho bọn ma cô tú bà hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn và tội lỗi như thực trạng sống của biết bao người  trong thế giới tục hóa, vô luân vô đạo ngày nay.

Chúa Kitô đã thực sự chết trên thập giá để cứu chuộc cho loài người khỏi chết vì tội. Nhưng Chúa  không tiêu diệt hết mọi tội trong bản tính con người và trong trần gian, để cho con người phải chiến đấu chống lại tội lỗi  để nói lên ý muốn  sống đẹp lòng  Chúa là tình yêu, công binh và thánh thiện.

Chính vì biết bản tính yếu đuối của con người luôn hướng chiều về sự xấu, sự tội, lại thêm  gương xấu và dịp tội đầy rẫy trong trần gian và nhất là vì ma quỷ cám dỗ ,ví như ” sư tử đói rảo quanh tìm mồi cắn xé” mà Thánh Phểrô đã cảnh cáo (1Pr 5:8), cho nên sau khi từ cõi chết sống lại và hiện ra với các Tông Đồ, Chúa Giêsu đã nói với các ông như sau :

” anh  em tha tội cho ai, thì người đó được tha, anh  em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” ( Ga 20: 23)

Trên đây là nền tảng Kinh Thánh của Bí Tich Hòa Giải mà Chúa Giêsu đã thiết lập và ban cho các Tông Đồ trước tiên và cho Giáo Hội ngày nay là người thừa kế  các Tông Đồ thi hành  để tha tội cho con người ở khắp mọi nơi trong Giáo Hội cho đến ngày mãn thời gian, tức là ngày tận thế.

Sở dĩ Chúa ban bí tích quan trọng này cho Giáo Hội thi hành vì Chúa biết rõ con người sẽ còn phạm tội cá nhân nhiều lần nữa sau khi được tái sinh qua Phép Rửa và được tha thứ một lần khỏi mọi tội lỗi cá nhân hay Nguyên Tổ. Vì biết trước như vậy nên Chúa đã dự liễu sẵn phương thuốc linh diệu giúp con người nối lại tình thương và tình thân với Chúa sau khi lỡ sa phạm tội vì yêu đuối con người, vì gương xấu và dịp tỗi của môi trường sống và nhất là vì cám dỗ tinh quái của ma quỉ, kẻ thù không muốn cho ai được cứu rỗi để hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng, sau khi kết thúc hành trình con người  trên trần thế này, Vì thế thật quan trọng và cần thiết cho người tín hữu chúng ta phải siêng năng chạy đến với bí tích Hòa Giải để xưng các tội cá nhân đã vấp phạm vì yếu đuối trong bản tính đã bị băng hoại vì Tội Nguyên Tổ (Original sin ) nhất là vì ma quỉ cám dỗ vì chúng không muốn cho ai được cứu rồi để vào Nước Trời là nơi Satan và bè lũ là những thiên thần đã sa ngã và  bị Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e  tổng ra ngoài Thiên Đàng  vì đã nổi  lên chống lại Thiên Chúa..

Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp khó khăn cho việc xưng tội cá nhân.Vì thế, trong những  trường hợp này, gíáo hội địa phương ( các giáo phận) có thể cử hành nghi thức sám hối và  hòa giải cộng đồng hay tập thể (rite of communal penance and  reconciliation),trong các  trường hợp sau đây:

2- Trường họp nào thì được xưng tội tập thể ?

I- Vào những dịp có đông người xưng tội như mùa Vọng (Advent) và mùa Chay (Lent), nhiều giáo xứ thường  cử hành nghi thức sám hối cộng đồng (communal penance) trong đó giáo dân được tập trung lại trong nhà thờ để nghe các bài Kinh thánh nói về sự sám hối và ơn tha thứ của Chúa qua bí tích hòa giải (reconciliation). Linh mục chủ sự sẽ giảng qua về ý nghĩa sám hối và hòa giải để giúp mọi người hồi tâm xét mình và đọc kinh ăn năn tội chung (act of contrition). Sau đó mọi người sẽ đi xưng tội riêng với linh mục (individual confessions), nghe lời khuyên, nhận việc đền tội và lãnh ơn tha thứ (absolution) trong tòa giải tội. Sau đó cùng nhau tham dự phần kết thúc buổi sám hối chung và ra về.  Dĩ nhiên cần có nhiều linh mục ngồi tòa trong những dịp này.

 

Đây là hình thức sám hối và hòa giải cộng đồng khá thông thường ngày nay trong nhiều giáo xứ ở Mỹ.

 

 II- Xưng tội và tha tội tập thể (general confession and general absolution):

 

 Tuy nhiên, có những trường hợp không cho phép hối nhân có thì giờ xưng tội riêng với linh mục. Thí dụ, trong vùng đang có chiến tranh khốc liệt diễn ra, hay trong những tai biến bất ngờ như đắm tầu, tai nạn phi cơ, động đất, sóng thần (tsunami) v.v khiến nhiều người lâm cơn nguy tử mà không còn kịp giờ để xưng tội riêng với linh mục, hay không đủ linh mục để giải tội riêng cho từng người được. Trong những trường hợp khẩn trương này, giáo luật cho phép như sau:

 

Luật số 961:

triệt 1: Không thể ban ơn xá giải chung một lần cho nhiều người khi chưa có xưng tội cá nhân trước, trừ trường hợp:

a- khi gần cơn nguy tử và một linh mục hay nhiều linh mục không có đủ thì giờ nghe từng hối nhân xưng tội.

b- khi có sự khẩn thiết trầm trọng, nghĩa là, khi có số đông hối nhân nhưng không có đủ cha giải tội để nghe từng người xưng tội hợp lệ trong một thời gian thích đáng đến nỗi hối nhân phải thiệt mất ơn xá giải hay không được rước lễ. Tuy nhiên không được coi là có sự khẩn thiết thực sự khi không có đủ linh mục giải tội chỉ vì có số đông người muốn xưng tội như trong các dịp đại lễ hay hành hướng.

Giáo lý của Giáo Hội cũng dạy rằng: “Trong những trường hợp có tính nghiêm trọng, thì có thể cử hành nghi thức hòa giải cộng đồng với việc xưng tội và tha tội tập thể (general confession and general absolution). Lý do nghiêm trọng này có thể là cơn nguy tử gần kề mà không có đủ thời giờ cho hối nhân xưng tội riêng với linh muc.Đó là trường hợp có chiến tranh, động đất, đắm tầu, rớt phi cơ..khiến hối nhân không còn đủ thời gian để xưng tội cá nhân với linh mục.  Lý do nghiêm trọng cũng có thể là có quá nhiều người muốn xưng tội nhưng không có đủ linh mục để giải tội riêng trong một thời lượng hợp lý khiến cho nhiều hối nhân không được lãnh ơn bí tích và rước lễ trong một thời gian dài mà không vì lỗi của họ. Trong trường hợp này, việc lãnh ơn tha tội chung (tập thể) chỉ hữu hiệu với điều kiện hối nhân phải có ý muốn đi xưng các tội trọng ngay sau khi qua khỏi cơn nguy biến. Giám mục địa phận là vị thẩm phán quyết định những điều kiện nào cho phép tha tội tập thể. Con số đông  tín hữu kéo đến nhân dịp các lễ trọng, hoặc trong các  dịp hành hương, không được coi là trường hợp khẩn trương nghiêm trọng.” (SGLGHCG, số 1483)

Nói rõ hơn, chỉ trong trường hợp thực sự khẩn trương như có tai nạn khiền nhiều người có thể nguy tử , hoặc trong một giáo xứ có quá đông người muốn xưng tội trong những dịp lễ Giáng Sinh , Phục Sinh mà một  mình cha xứ không có đủ giờ để giải tội cá nhân cho từng người được thì có thể xin phép Đức Giám Mục đia phương để của hành nghi thức tha tội tập thể.

 

Nghĩa là việc xưng và tha tội  tập thể chỉ được cử hành hợp pháp trong những hoàn cảnh mà giáo lý, giáo luật cho phép cùng với chỉ dẫn cụ thể của Giám mục giáo phận mà thôi. Nói khác đi, khi không có lý do chính đáng theo giáo luật và qui định của Đấng bản quyền địa phương, thì không ai được tự tiện cử hành thể thức bất thường này.Nghĩa là, không giáo xứ nào, dù là thuộc địa phận hay thuộc Dòng tu, hoặc cá nhân linh mục nào được tùy tiện gom nhiều người lại để cử hành bí tích hòa giải tập thể ngoài những hoàn cảnh mà giáo lý, giáo luật cho phép như đã nói ở trên.

 

Điều quan trọng cần lưu ý là cho dù được tha tội chung hay tập thể (general absolution) trong một trường hợp khẩn trương hay nguy tử, nhưng nếu hối nhân biết mình có tội trọng đang khi lãnh ơn tha tội tập thể, thì vẫn buộc phải đi xưng tội riêng sau khi cơn nguy tử hay hoàn cảnh khẩn trương đã trôi qua (đọc kỹ câu giáo lý ghi trên)  

 

Tóm lại, việc xưng tội cá nhân, nhất là xưng các tội trọng là việc cần thiết để được lãnh ơn tha thứ của Chúa qua tác vụ của Giáo Hội, thể hiện cụ thể qua tác vụ của linh mục có nặng quyền (faculty) tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi).

Giáo Hội nói rõ: “thú nhận tội mình với linh mục là một phần chủ yếu của bí tích giải tội. Khi xưng tội, hối nhân phải kể ra tất cả các tội trọng mà mình đã phạm sau khi xét mình cách nghiêm chỉnh, dù các tội này rất kín đáo và chỉ phạm đến hai giới răn sau cùng của bản Thập giới; bởi vì các tội này làm cho linh hồn bị thương tổn hơn hết và nguy hiểm hơn các tội ta phạm mà người khác biết rõ.” (Sđd, số 1456).

Việc xưng tội và tha tội tập thể chỉ là trường hợp hạn hữu được phép cử hành trong những hoàn cảnh thật hạn hữu như đã giải thích ở  trên mà thôi

III- Xưng tội cách nào cho xứng hợp để được ơn tha thứ ?

  như đã giải tich ở trên, Bí Tich Hòa Giải là ân sủng Chúa ban để giúp ta lấy lại tình thân với Chúa sau khi tự cắt hay làm thương tổn tình thân này vị tội nặng hay nhẹ. Tội nhẹ ( venial sin) không cắt đức tình thân với Chúa nhưng cũng làm thương tổn phần nào tình thân ấy, trong khi tội trọng ( Mortal sin) tức khắc cắt đứt tình thân với Chúa, ,và nếu khong được tha thứ qua bí tich hòa giải, mà chết trong tình trạng tội này thì sẽ phải chiu hình phạt hỏa ngục.( SGLGHCG số 633, 1033- 1035)

 

Do đó, mọi tín hữu phải ý thức rõ điều này và phải cố gắng hết sức mình, với on Chúa phù giúp để tránh các tội nhẹ và nhất là tội trọng như giết người, giết thai nhi, trôm cướp, ngoại tình, dâm ô thác loạn, căm thù muốn hại người khác, bài bạc,  buôn bán phụ nữ và trẻ nữ để bán cho bọn ma  cô ,tú bà hành nghề mãi dâm và ấu dâm ( child prostitution) rất khốn nạn và tội lỗi như thực trạng sông của biết bao con người ở khắp nơi trên thế giới vô luân ,và  tục hóa  ngày nay,.

Nhưng Thiên Chúa là tình thương và tha thứ.

“Người giân, giận trong giây lát
Nhưng yêu thương, thương suốt cả đời”
 ( TV 30 :6)

Chúa Giêsu, Đấng xóa tội trần gian,  đã vui lòng vác thập gia để  chịu đóng đanh  và chết trên thập giá cho con người được tha tội và lấy lại tình thân với Chúa Cha, Đấng đã cứu chuộc chúng ta nhờ Chúa Kitô.

Chúa Kitô đã thực sự chết cho tội lỗi của con người nhưng Chúa không tiêu diệt hết mội tội lỗi trong trần  gian và trong bản tính  đã bị băng hoại vì Tội nguyên tổ ( original sin) của con người, vì thế chúng ta còn phải chiến đấu không ngừng để chống lại mọi tội xuất phát từ bản tính yếu đuối nơi mỗi người chúng ta , đến từ thế gian với quá nhiều gương xấu và dịp tội, nhất là đến từ ma quỷ, kẻ tử thù mà Thánh Phêrô đã  ví như “ sư tử đói rảo quanh tìm mồi cắn xé.”( 1 Pr 5: 8)) để mong cướp lấy linh hồn chúng ta khiến ta mất hy vọng được cứu rỗi để vào Nước Trời vui hưởng hạnh phúc Thiên Đàng sau khi hoàn tất hành trình con\người trên trần thế này. Tội có mặt trên trần gian và trong bản tính yếu đuối của con người như Thánh Gioan Tông đồ đã nói:

Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội
Chúng ta tự lừa dối mình
Và sự thật không ở trong chúng ta.(
 1 Ga 1: 8)

Chúa ghét mọi tội nhưng lại yêu thương kẻ có tội biết sám hổi và xin tha thứ.Vì thế Người đã ban cho các Tông Đồ trước tiên và cho Giáo Hội là người kế vị các Tông Đồ  Bí Tích Hòa Giải nhờ đó Giáo Hội tha thứ mọi tội cho ai có lòng sám hối và xin tha thứ mọi tội đã phậm, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội chối bỏ hoàn toàn tình thuơng và tha thứ của Chúa ,thì không thể tha thứ được.Nghĩa là nếu còn tin nơi tình thương, tha thứ của Chúa,,thì còn có thể được tha thứ mọi tội đã phạm đến Chúa vì yếu đuối con người, vì gương xấu của thế gian và vì ma quỷ tinh quái cám đỗ ngày đêm.

Khi chậy đến với Bí Tích Hòa Giải tức là đi xưng tội thì mọi hối nhân phải nhớ kỹ điều này:

 

Trước hết phải sám hối và tin tưởng nơi lòng xót thương tha thứ của Chúa, Sau đó, phải xét mình cách ngay thẳng để nhìn nhận mọi tội minh  đã phạm. Sau đó phải thành thật xưng các tội đã phậm nhất là tội trọng. Nếu cố ý che dấu tội nào hay cố ý nói quanh co để làm giảm bớt tính nghiêm trọng của tôi, thí dụ chỉ nói : con đánh người ta  một,hay hai lần, ăn cắp  ba lần, có tư tưởng xấu nhiều lân… Xưng một cách tổng quát như vậy thì đã tự ý làm giảm tính trầm trọng của mỗi tôi.

 

 Muốn thành thật  thì phải xưng rõ  là đánh ai, đánh vợ con hay đánh cha mẹ, đánh người có chức thánh, có lời khấn ( Linh mục, Tu sĩ) ăn cắp cái gì và của ai ? ăn cắp tiền của cha mẹ, vợ con hay vào nhà thờ ăn cắp tiền dâng cúng trong nhà thờ,.. có tư tưởng xấu là thế nào ? ngoại tình, xem tranh ảnh dâm ô, thủ dâm, phạm tội lỗi điều răn thứ sáu một mình hay với vợ hay chồng của người khác…Phải xưng rõ như vậy thì mới xứng đáng được Chúa tha qua tay của linh mục đang có năng quyền giải tội.Nếu có ý dấu tội nào, nhất là tội trọng, thì việc xưng tội sẽ không thành mà còn phạm thêm tội là dấu tội nữa. Dấu tội thì cũng ví như đi khám bác sĩ mà không nói rõ bệnh của mình thì bác sĩ không thể chữa cho khỏi được.

 

Tóm lại, phải xưng các tội cách thành thật. không cần phải nói chi tiết nhưng cũng không được nói cách quá tổng quát khiến linh mục không biết được tôi muốn xưng., thí dụ phạm tôi ngoại tình mà chỉ xưng có tư tửởng và hành động xấu  thì không ai biết đó là tội gì để tha.

 

Nên nhớ là khi ta xưng các tội của mình với linh mục   ta xưng trực tiếp với Chúa hiện diện nơi linh mục và tha tội cho ta qua tay của linh mục, nên phải có lòng tin và thành thật xưng các tọi mính đã lỡ phạm đến Chúa  vì yếu đuối, vì ma quỷ cám dỗ…/Tuyệt đối không được dấu tội nào dù nặng hay nhẹ, có như vậy mới đáng được Chúa tha thhứ và nhận lại tình thương của Chúa đã bị thương tổn hay đã bị phá hủy hoàn toàn vì tội. Phải tin Chúa Kitô thực sự hiện diện trong linh mục giải tội để không mắc cở hay sợ linh mục tiết lô cho ai biết tội của mình, vì không linh mục nào được  phép tiết lộ cho ai biết điều gì mình đã nghe trong tòa giải tội, Đây là Ấn Tòa Giải Tội ( Seal of confessions) mà mọi  linh mục đều phải tuyệt đối giữ kín mỗi khi ngồi tòa,

 

Vậy chúng ta hãy an tâm và hăng hái đi xưng tội sau khi đã xét minh cách ngay thẳng trước mặt Chúa trong tâm tình sám hối ăn năn muốn hối cải thực sự.

 

 Sau hết, một điều  quan trọng cần nhấn mạnh là hối nhân phải có quyết tâm từ bỏ tội sau khi xưng tội. .Nghĩa là,  không thể cứ phạm mãi một tội rồi lại đi xưng tội. Làm như vậy là làm hư phép giải tôi.Cha giải tội có thể từ chối không ban phép tha tội cho hối nhân nào cứ xưng mãi một tôi mà không có quyết tâm hoán cải, hay chừa tội.

 

Ước mong những giải đáp trên thỏa các câu hỏi đặt ra.

 

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn