Cha Brambilla đã hiện diện tại Bangladesh từ năm 2007. Cha làm việc tại các làng nơi sinh sống của các bộ tộc ở miền bắc đất nước và hiện nay cha quản lý bệnh viện Giáo phận ở Dinajpur, bệnh viện thánh Vinh Sơn. Cha nói: “Tôi ở đây vì Thiên Chúa muốn như thế, Ngài đã chọn tôi. Tôi không làm điều gì khác ngoài tiếng xin vâng mỗi ngày”.
Khi nói về đất nước Bangladesh cha Michele Brambilla, bề trên miền của Hội Giáo hoàng truyền giáo hải ngoại nhận định: “Tại đất nước này người trẻ là “một tiềm năng to lớn” của đất nước; các công nhân là nguồn động lực thúc đẩy đất nước. Hai thành phần này là một “thánh thức lớn nhất cho Giáo hội địa phương”. Chính vì thế đối các nhà truyền giáo thì giới trẻ và giới công nhân là mối quan tâm hàng đầu. Đối với hai thành phần này theo cha Michele Brambilla thì các vị truyền giáo trong việc dấn thân phục vụ họ thì một mặt phải có sự đồng hành thực tế, và ở khía cạnh khác phải tuân theo các nguyên tắc đòi hỏi của Tin Mừng.
Cha giải thích: “Ở đây công việc là mối quan tâm chính của mỗi gia đình. Đó là lý do tại trung tâm Girani ở vùng ngoại ô Dhaka luôn đặt vấn đề việc làm lên hàng đầu. Thủ đô Girani đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất trong cả nước. Trong nhà tiếp đón được tổ chức dành cho các công nhân trẻ, chủ yếu là người Công giáo đến từ các bộ lạc, họ là những người mà chúng tôi phải quan tâm đến đời sống tâm linh cho họ; ví dụ như Thánh Lễ được cử hành mỗi ngày”.
Cha tiếp tục: “Ngoài việc đón tiếp, chúng tôi chăm sóc các nhu cầu sức khỏe của nhân viên, chẳng hạn như điều trị các bệnh liên quan đến điều kiện làm việc. Chúng tôi hợp tác với Caritas thông qua một dịch vụ vườn ươm dành cho tất cả các bà mẹ trong khu vực. Ở đây có hai nhà giáo dục chăm sóc trẻ em trong giờ làm việc của các nhà máy. Cuối cùng, chúng tôi thực hiện các khóa học tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng không thể trở về giáo xứ của các làng bộ tộc”.
Mặc dù công việc là mối quan tâm hàng đầu nhưng các nhà truyền giáo còn quan tâm đến hạnh phúc của các bạn trẻ trong mọi lãnh vực. Cha Brambilla nhấn mạnh: “Chúng tôi thường xuyên tìm hiểu tin tức về các nhà máy, để biết tình trạng sống, điều kiện làm việc của công nhân. Chúng tôi cố gắng can thiệp với những vị lãnh đạo của nhà máy khi có sự cố để đảm bảo họ tôn trọng về các tiêu chuẩn an toàn lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi phù hợp và thanh toán đầy đủ cho công việc đã hoàn thành cho các công nhân”.
Đối với các vị truyền giáo thì tiềm năng của những người trẻ cần phải được tỏ hiện, sử dụng. Để giúp các bạn trẻ có thể theo sát các Giáo huấn và ước muốn của Giáo hội dành cho giới trẻ, cha Brambilla cùng với các vị truyền giáo tổ chức một cuộc hội thảo dành riêng cho những người trẻ, nội dung tập trung về những điều mà Thượng Hội đồng Giáo mục về giới trẻ đề cập đó là “Người trẻ, Đức tin và Việc Phân định Ơn gọi”. Cha xác tín rằng với tư cách là những người thuộc về Giáo hội, chúng ta phải là những người đồng hành khôn khéo, có khả năng, được chuẩn bị để ở bên cạnh giới trẻ, tập trung vào những sự lựa chọn của giới trẻ trên mọi nẻo đường nghề nghiệp, tâm linh và đời sống cá nhân. Chính vì thế những người yêu mến giới trẻ và có trách nhiệm trên họ cần phải lắng nghe, phân biệt, hành động.
Lắng nghe những thách thức đang hiện hữu ngoài kia, mà các chàng trai, cô gái đang buộc phải đối mặt thời nay, cụ thể thông qua tình trạng thất nghiệp và bất ổn, tham nhũng, nghiện ngập, bị tẩy chay hoặc bị ruồng bỏ. Tiếp đến nhận thức được nhu cầu cấp bách trong việc thiết lập tiến trình giúp nhận thức rõ hoàn cảnh, nhằm hỗ trợ những người trẻ trưởng thành hơn và có lựa chọn đúng đắn hơn cho cuộc sống tương lai. Cuối cùng tập trung vào hoạt động truyền giáo của Giáo hội, xác định những con người như cha mẹ, tu sĩ, tôn giáo, giáo viên và cả cộng đồng Công giáo, và những địa điểm như trường học, viện đại học, giáo xứ, các trung tâm thiện nguyện hoặc xã hội, internet là các kênh quan trọng nếu muốn cung cấp sự trợ giúp cho những người trẻ. Chỉ khi làm được như thế các hữu Kitô hữu trẻ sẽ lên tiếng, vì Giáo hội muốn lắng nghe những vấn đề nhạy cảm của họ, những khía cạnh về tinh thần và đức tin, cũng như những nghi ngờ và chỉ trích.
Theo cha Brambilla “Điều có ảnh hưởng trên người dân ở đây, bất kể điều kiện kinh tế, là niềm vui. Nó tỏa sáng từ cái nhìn và là một phần của bản chất của dân tộc này. Những người trẻ đại diện cho một tiềm năng to lớn cho đất nước này: có khoảng 70 triệu người, gần 45% dân số. Hy vọng lớn nhất của họ là tìm được một công việc tốt: để đạt được mục tiêu này họ học rất nhiều và sẵn sàng di chuyển ra nước ngoài, bởi vì không có việc dành cho mọi người. Sau vài năm họ trở về và mang theo những kinh nghiệm sống của họ làm phong phú thêm tất cả mọi người “.
Thời gian gần đây, một phong trào thực tế của cha hướng đến sự “dấn thân” dành cho những người trẻ đang nổi lên. Phong trào tập hợp, tổ chức các sự kiện, tạo cơ hội cho các bạn trẻ chia sẻ thời gian và cuộc sống với nhau. Theo cha Brambilla đó là một xu hướng tích cực, được khuyến khích. Thế nhưng theo cha vẫn còn đó những nguy hiểm đến từ thuốc, rượu và thái độ cực đoan có thể xảy ra. Vì lý do này, nhiệm vụ của các linh mục, là gần gũi với giới trẻ và giới công nhân, đồng hành với họ trong sự lựa chọn của họ, đảm bảo rằng họ không coi chúng tôi là “cấp trên”, nhưng ở cùng vị trí của họ, hướng dẫn họ trong cuộc sống. Chúng tôi phải ở bên cạnh họ, như một điểm tham vấn, sẵn sàng đón tiếp họ trong những khó khăn và bất ổn của họ. Linh mục như một mục tử phải có những nguyên tắc rõ ràng về học thuyết Kitô giáo, nhưng cũng thích ứng với nhu cầu của con người”.
Ngọc Yến
(RadioVaticana 23.07.2018)