Quyền tự do của công dân luôn gắn bó chặt chẽ với quyền tự do tôn giáo của một dân tộc. Tuyên bố vào ngày 6 tháng Mười, ông Sessions nói rằng “Mọi người dân Hoa Kỳ đều có quyền tin, thờ phượng và thực hành niềm tin của mình. Quyền này được bảo vệ trong Hiến Pháp và luật pháp của chúng ta, được công bố và bảo vệ như là phần di sản của chúng ta.”
Bản ghi nhớ này được đưa ra phù hợp một pháp lệnh của TT Trump đã ký vào tháng Năm, rằng “ chính sách này của hành pháp phải được luật pháp liên bang thi hành triệt để nhằm bảo vệ tự do tôn giáo và yêu cầu bộ tư pháp “ đưa ra những hướng dẫn giải thích việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo trong luật Liên Bang.”
Bản ghi nhớ hôm Thứ Sáu không giải quyết những vụ án đặc biệt hiện nay. Tuy nhiên, chúng được đưa ra ngay vào ngày mà chính phủ công bố những thay đổi trong lệnh bắt buộc ngừa thai liên bang, cho phép sự miễn trừ rộng rãi vì lý do đạo đức trong các quy định.
Bản ghi nhớ đầu tiên liệt kê ra 20 nguyên tắc về tự do tôn giáo mà tất cả các cơ quan điều hành và các bộ phải thi hành trong các lãnh vực như là chủ nhân, người soạn hợp đồng và tài trợ, quản trị viên chương trình, người soạn nội quy và thẩm phán.
Các nguyên tắc này công nhận quyền tự do tôn giáo là “một quyền căn bản, quan trọng “ được Hiến Pháp Hoa Kỳ và Luật Liên Bang công khai bảo vệ. Quyền tự do này dành cho cả cá nhân cũng như các tổ chức và nó không mất đi khi người dân Hoa Kỳ tham gia vào thị trường hay cùng hợp tác với chính quyền.
Bản hướng dẫn viết rằng tự do tôn giáo không chỉ giới hạn trong quyền thờ phượng hay tin tưởng trong phạm vi cá nhân, nhưng gồm cả “quyền thực hành hay tránh việc thực hành những hành vi bên ngoài theo như niềm tin của cá nhân ấy.”
Theo luật Phục Hồi Quyền Tự Do Tôn Giáo năm 1993 có quy định rằng chính quyền không được gây khó khăn cho việc thực hành tự do tôn giáo, trừ khi có những hoàn cảnh bắt buộc chính quyền phải làm như vậy và trong trường hợp đó thì phải hạn chế tối đa có thể.
Luật này “không cho phép chính quyền liên bang xem xét tính cách hợp lý chính đáng của niềm tin tôn giáo” và đưa ra một tiêu chuẩn bắt buộc chính quyền khi phải can thiệp vào việc thực hành niềm tin tôn giáo gồm cả trường hợp nhóm tôn giáo ấy xin “ sự miễn trừ thực hiện một pháp lệnh… vì quyền lợi của những nhóm khác.
Bản hướng dẫn nhắc lại Chương VII của Luật Quyền Công Dân quy định các chủ nhân không được phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo của một cá nhân cũng như việc tuân giữ hay thực hành tôn giáo “trừ khi chủ nhân có lý do quá khó khăn để không thể chấp nhận việc tuân giữ hay thực hành.”
Ngoài ra, bản ghi nhớ còn nói rõ là chủ nhân tôn giáo có quyền chỉ thuê những người cùng tôn giáo với mình.
“Nói chung, chính quyền liên bang không thể đặt điều kiện để trợ giúp hay hợp đồng với các tổ chức tôn giáo nhằm thay đổi đặc tính, niềm tin hay thực hành tôn giáo của các tổ chức ấy.”
Bản ghi nhớ thứ hai của bộ trưởng ra lệnh thi hành bản hướng dẫn trong phạm vi Bộ Tư Pháp nhằm bảo vệ mạnh mẽ quyền bảo vệ tự do tôn giáo trong luật liên bang.
Giuse Thẩm Nguyễn
Nguồn tin: Vietcatholic