Năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã phong thánh cho vị thánh này, tuyên bố rằng các tín hữu cũng có thể được hưởng một niềm vui trọn vẹn vào ngày này.
Cha Fr. Joshep Bart, Chuyên gia về lòng thương xót Chúa:
“Đức Gioan Phaolô II không chỉ nhấn mạnh, mà còn làm cho triều đại của ngài giống như hình ảnh của lòng thương xót. Bởi vì khi ngài hiến Chúa Nhật này cho Lòng thương xót, ngài cảm thấy đau đớn, tiếng kêu thống khổ, xuất phát từ mảnh đất này. Và nếu không có lòng thương xót của Thiên Chúa, người ta có thể tìm thấy hy vọng hay nơi trú ẩn ở đâu?”
Ước muốn sùng kính lòng thương xót này được tiết lộ cho Thánh Faustina và được kể lại trong nhật ký của bà khi Chúa Giêsu nói với bà: “Ta ước muốn rằng lòng thương xót của ta được tôn thờ và ta ban cho nhân loại niềm hy vọng cuối cùng của sự cứu rỗi; đó là, cậy trông vào lòng thương xót của ta. Vì thế, đừng để linh hồn nào sợ hãi đến gần Ta, mặc dù tội lỗi của nó như màu đỏ tươi” (Nhật Ký 998, 699).
Cha Fr. Joshep Bart, Chuyên gia về lòng thương xót Chúa:
“Chúa Giêsu nói với Thánh Faustina Kowalska rằng trong ngày hôm đó, tất cả những nguồn cho ơn thánh của ta đều mở. Vào ngày đó, tất cả các lối của lòng thương xót đều mở cửa cho mọi người – cho dù họ ở xa Thiên Chúa, hay gần, những người tin hay những người không tin. Nó dành cho bất cứ ai tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa.”
Linh mục Ba Lan, cha Joshep đã coi sóc tại giáo xứ này gần Vatican từ năm 1993. Ngài nói lễ này được thiết lập vào Chúa Nhật nhật đầu tiên sau lễ Phục sinh vì lòng thương xót của Đức Kitô được biểu hiện trong sự phục sinh và đã chiến thắng vì nhân loại qua sự đau khổ của ông trong Tam Nhật thánh.
Chủ đề về lòng thương xót bắt đầu theo một cách hoàn toàn mới với Thánh Faustina và Thánh Gioan Phaolô II, và ngày nay vẫn tiếp tục với Đức Thánh Cha Phanxicô, nhất là trong Năm Thánh Kỷ Niệm đặc biệt LòngThương Xót 2016.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn