Chứng Nhân Thầm Lặng trên đất nước Phù Tang

Tokyo, Nhật Bản: Trong những ngày này các rạp chiếu phim đang trình chiếu bộ phim “Thầm Lặng”, một kiệt tác của đạo diễn nổi tiếng thế giới là Martin Scorsese. Cuôn phim dài gần 3 tiếng, dựa trên cuốn tiểu thuyết “Thầm Lặng”, một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bởi tác giả Công Giáo Nhật Bản Endo Shusaku vào năm 1966. Câu chuyện kể về một nhà truyền giáo Dòng Tên được gửi đến Nhật Bản vào thế kỷ 17, ngài đã chịu hành hình tra tấn dã man vào thời Kakure Kirishitan (Phong trào bài Kitô giáo). Dây là cuốn chuyện được cho là tuyệt tác của văn hào Endo và là một trong những tiểu thuyết hay nhất của thế kỷ XX.
Chứng Nhân Thầm Lặng trên đất nước Phù Tang

Chúng ta tự hỏi (Cha Gaetano viết) chuyện này có điều gì liên quan giữa bộ phim này và Tỉnh dòng Don Bosco Salêdiêng ở Nhật Bản? Đây thực là một điều lý thú trong lịch sử Công Giáo Nhật Bản trong những ngày đầu truyền giáo của dòng Salesian với cha Clodoveo Tassinari, Ngài là tác giả của nhiều sách và phim ảnh nói về các câu chuyện xảy ra trong thời gian cấm cách. Nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thầm Lặng” là Cha Sebastião Rodrigues, nhưng tên thật của Ngài là linh mục Giuseppe Chiara (1603-1685), người Sicily – Palermo truyền giáo thuộc Dòng Tên. Ngài là chứng nhân lịch sử và là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Thầm Lặng” của Shusaku Endo.

Cha Chiara đặt chân lên Nhật Bản vào năm 1643, nhưng ngay sau khi đặt chân lên đất Phù tang này thì Ngài bị bắt gần Nagasaki. Cũng như người thầy của mình – là linh mục Ferriera, bề trên giám tỉnh tại Nhật – Ngài đã không cưỡng lại sự tra tấn khủng khiếp, không chối bỏ đức tin của mình và sau 40 năm Ngài qua đời dưới một pháp danh Phật tử ở Tokyo. Mộ của Ngài được cha Tassinari phát hiện ra vào năm 1943 và nằm trong khuôn viên của Chofu một vùng phụ cận của thủ đô Tokyo, nay là Học viện Salêdiêng. Thành phố Chofu đã công nhận đây là di sản lịch sử của thành phố.

Mặc dù đa số các nhà truyền giáo đầu tiên đến Nhật Bản là người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nhưng chúng ta cũng khám phá ra 20 người trong số các vị là người Ý, tám vị trong số đó đã được tuyên phong Á thánh Tử Đạo. Chỉ có mình Cha Giovanni Battista Sidotti đến Nhật vào năm 1708 sau khi cha Chiara tử đạo vào năm 1714 và được phong Á thánh năm 1867.

Vì vậy, ngôi một thầm lặng của cha Chiara ở Chofu nhắc nhở chúng ta đến ‘chứng nhân thầm lặng’ trong câu chuyện tiểu thuyết và phim, nhưng nó lên đời sống chứng nhân của các tín hữu Nhật bản và các vị truyền giáo đã đổ máu đào làm chứng tá cho Tin Mừng và đức tin nơi đất nước Phù Tang này.

Bài viết của Lm Gaetano Compri, SDB
Thanh Quảng SDB (dịch)

Nguồn tin: Vietcatholic