Linh mục Thierry Magnin Viện trưởng đại học công giáo Lyon (Ucly), tiến sĩ khoa học vật lý và thần họcSẽ là tốt cho việc phong chân phước cho nhà bác học Blaise Pascal với hai lý do chủ yếu. Trước hết đây là gương mẫu tuyệt vời của việc hoán cải nội tâm sâu đậm về với Chúa Giêsu Kitô. Lúc ông 31 tuổi, khi ông có trải nghiệm gọi là «Ghi nhớ» (Mémorial) trong đêm 23 tháng 11 năm 1654, ông nhận ra mình ở trong tình yêu vô tận của Chúa (Christ Agapé), mặc khải trong trọn con người của ông, chứ không phải chỉ trong lý lẽ…
«Lửa. Xác tín. Cảm nhận. Vui mừng. Bình an. Chúa của Abraham, Chúa của Isaac, Chúa của Giacóp chứ không phải của các triết gia, các nhà thông thái. Chúa Giêsu-Kitô. Chúa chỉ có trong các con đường được chỉ dạy trong Phúc Âm. Sự cao cả của tâm hồn con người. Vui, vui, vui, khóc vì vui», ông viết trong bản văn này mà sau khi ông qua đời, người ta thấy ông may bài viết này trong áo của ông.
Pascal trải nghiệm sự nghèo khó nền tảng của mình, theo tinh thần Thánh Kinh. Sự trút bỏ nội tâm đã thôi thúc làm cho ông nói : «Tôi biết tôi là tôi, nhưng tôi không biết tôi là ai.» Một sự nghèo khó buộc con người phải buông bỏ và, bỗng chốc, giúp con người sinh ra với chính mình và xây dựng mình như một bản thể. Sau kinh nghiệm này là sự tràn ngập tình yêu Thiên Chúa và Pascal sẽ cống hiến trọn thì giờ của mình cho người nghèo, người bệnh. Và ông nhận diện một cách rõ ràng, sự thật ở ngoài đức ái thì không phải là Chúa.
Một lý do thứ nhì để Blaise Pascal xứng đáng được phong chân phước vì trong công việc khoa học và tri thức của ông, ông chứng tỏ có dây liên hệ hiện sinh giữa lý lẽ và đức tin. Vào thời Galilê, ông là một trong rất hiếm nhà khoa học kitô giáo không rơi vào trong anathème chống Galilê, nhưng ngược lại, ông tựvấn. Ông viết «Con người không còn là chừng mực của mọi sự». Ông, người vừa là vật lý gia, vừa là nhà toán học, vừa là triết gia, vừa là nhà tranh luận, bị giằng co giữa thuần lý lẽ theo mô thức của triết gia Descartes và cái tôi triển khai của triết gia Montaigne.
Mà, chủ nghĩa nhân bản mới của ông chống với chủ nghĩa của Descartes, vì chỉ một mình lý lẽ thôi thì không đủ hoàn tựu con người, và chống với chủ nghĩa của Montaigne, vì sau một thời gian sống thời thượn, ông hiểu đây là ngõ bí và từ chối cái mà ông gọi là «giải trí», có nghĩa là sự chạy trốn để không ở một mình với sự trống rỗng của tâm hồn mình.
Vì hai lý do này và vì quá trình cuộc sống, sự trở lại của ông rất hay và rất hiện đại, nên theo tôi, việc phong chân phước của Blaise Pascal là một chuyện rất tốt. Tuy nhiên, được phong chân phước không có nghĩa là người được phong có đủ tất cả các đức tính. Dĩ nhiên, theo ý kiến của riêng tôi, tôi không chấp nhận một vài yếu tố về Giăngxen trong bản văn Các Tỉnh Dòng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Nguồn tin: Phanxico