Thiết bị hòa bình trong vùng phi quân sự giữa Bắc và Nam Hàn / ED JONES/AFP
Trong khi Bắc Hàn liên tiếp khiêu khích, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã nhờ một đại diện đặc biệt đến gặp Đức Giáo hoàng để xin ngài hỗ trợ cho tiến trình giải hòa giữa hai nước.
Đức Giám mục Hyginus Kim Hee-jong, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Triều Tiên (CBCK) đã có buổi hội kiến với Đức Phanxicô vào ngày 26 tháng 5 vừa qua. Ngài cho biết, “được Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in cử đi Vatican để xin Đức Giáo hoàng hỗ trợ cho tiến trình giải hòa giữa hai miền Bắc-Nam Hàn”. Ngài hy vọng vào vai trò trung gian hòa giải của Vatican nhân dịp nước Cộng hòa Triều Tiên và Tòa Thánh kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Từ nhiều tuần nay, căng thẳng đặc biệt lên cao trong vùng vịnh: Bắc Hàn liên tục bắn hỏa tiển và cho mình có khả năng tiến hành thử nghiệm nguyên tử lần thứ sáu. Theo Đức Giám mục Kim Hee-jong, “đối thoại là giải pháp duy nhất. Bình nhưõng đang chứng tỏ uy lực quân đội của mình, chúng ta phải tiếp tục con đường đối thoại. Nếu Bắc Hàn cởi mở để đối thoại thì căng thẳng sẽ giảm trong vùng bán đảo”.
Trong lần viếng thăm Nam Hàn tháng 8 năm 2014, trong những ngày ngài ở đây, Đức Phanxicô đã nỗ lực hàn gắn hai miền Bắc-Nam. Ngài nhấn mạnh đến “các cơ hội mới để đối thoại, gặp gỡ và vượt lên các khác biệt” của hai dân tộc.
Ngày nay, cuộc viếng thăm này đã mang lại các thành quả đầu tiên, tại Nam Hàn đã có sự gia tăng con số người xin học giáo lý, tăng 5% giữa năm 2013 và 2014. Chung chung xã hội Nam Hàn đã thấy “hiệu ứng Phanxicô”. Theo Đức Hồng y Tổng Giám mục giáo phận Séoul Yeom Soo-jung, ngài cũng là người quản trị công việc tông đồ cho Bình nhưỡng, thì đã có một “tinh thần trắc ẩn trong xã hội, kể cả với những người thiết thân nhất của chúng tôi: anh em chúng tôi ở Bắc Hàn”. Các người công giáo, đặc biệt những người dấn thân trong lãnh vực chính trị, trong những năm gần đây, đã có những sáng kiến ích lợi cho hòa bình và giải hòa.
Đức Giáo hoàng có thể có một ảnh hưởng như năm 2015 trong tiến trình giải hòa giữa Cuba và Mỹ không? Theo ông Régis Anouil, chủ biên của trang Giáo hội Á châu, thì Đức Phanxicô có thể thúc đẩy Bình nhưỡng ngồi vào bàn đối thoại. Còn về phía Séoul thì họ muốn xin Đức Giáo hoàng nêu lên tầm quan trọng của thương thuyết, vì cho đến bây giờ Mỹ, Trung quốc, Nhật và Nga đã làm ngưng trệ. Theo một bài báo của nhật báo Nam Hàn Joongang Ilbo thì Giám mục Kim, chủ tịch Hội đồng Giám mục Nam Hàn, mong muốn Đức Giáo hoàng dùng uy thế của mình để tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh song phương giữa các nhà lãnh đạo hai bên Bắc-Nam Hàn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch