Con gà trong Kinh Thánh

Gà trống (Tiếng Hy Lạp là ἀλέκτωρ, alektor; Tiếng Latinh là gallus) được Cựu Ước sử dụng 1 lần trong Sách Khôn Ngoan 30,31: “Gà trống nghênh ngang hay dê đực, và ông vua điều khiển quân binh.”

conGa.jpgHình con gà trống được tìm thấy sớm nhất ở xứ Palestine là hình trên ấn của Jaazaniah vào thời ngôn sứ Giêrêmia, được tìm thấy ở Tell en–Naṣbeh.  Con gà được đưa vào xứ Giuđêa có lẽ vào thời bị người Roma chinh phục nhưng ảnh hưởng của Babylon đã giải thích cho “con gà trống” trong sách Khôn Ngoan.

Gà trống được đề cập vài lần trong Tân Ước và luôn nhắc đến tập quán gáy chuẩn xác của nó như một chiếc đồng hồ ở các xứ sở phương Đông. Tiếng gáy mở màn vào khoảng 11g30 đêm, lần thứ hai khoảng 1g30 sáng, và lần thứ ba vào lúc rạng đông. Vì gáy đúng giờ như vậy nên tiếng gà gáy được sử dụng như một cột mốc của thời gian. “Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng.” (Mc 13,35).

Chúa Giêsu cũng đã nhắc đến khoảng thời gian ban đêm này khi cảnh báo Phêrô sẽ phản bội Ngài. Mt 26,34; Lc 22,34; Ga 13,38 đều ghi lại lời cảnh báo, nhưng Marcô rõ ràng và chi tiết hơn: “Đức Giêsu nói với ông: “Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần” (Mc 14,30).
 
Cũng thật cần thiết để nói thêm rằng đôi lúc các anh gà cũng gáy bất thường so với các thời gian trên, tùy theo thời gian trong năm hoặc tùy con trăng (gáy đúng hơn vào các đêm trăng tròn), hoặc có bão tố đe dọa cũng như có điều gì bất thường ở chung quanh.

Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính biên dịch
(WGP.Qui Nhơn 21.01.2017)