Ngày 16 tháng 4, trong bài phát biểu tại một cuộc họp về dân số, Đức Tổng Giám mục Auza chỉ trích “những hình thức ép buộc tinh vi” được sử dụng để thúc đẩy kế hoạch để hạn chế tăng dân số ở các nước kém phát triển.
Đặc Phái viên Vatican hối tiếc Liên Hiệp quốc nhấn mạnh về nạo phá thai, những nỗ lực để kiềm chế sự tăng trưởng dân số
Đại diện của Vatican tại Liên Hiệp quốc chỉ trích chiến dịch thúc đẩy việc phá thai và ngừa thai, với hai bài phát biểu riêng trong tuần này.
Phát biểu tại phiên họp ngày 15 tháng 4 về bạo lực tình dục ở những nơi xung đột vũ trang, Tổng Giám mục Bernardito Auza kêu gọi chú ý đến những tội ác gây ra bởi nhóm khủng Boko Haram với phụ nữ Kitô giáo ở Nigeria. Tất cả các chính phủ nên “lên án và đối đầu với những hành vi tàn ác như vậy,” ngài nói.
“Điều đó luôn luôn gây đau buồn, tuy nhiên,” tổng giám mục nói tiếp, “thấy rằng một số người vẫn còn đang thúc đẩy việc phá thai nhi như là một phần của sự “đối xử” hoặc đáp ứng với sự tác động của các bà mẹ. Điều này mâu thuẫn với sứ vụ hòa bình và an ninh của Liên Hiệp quốc, và dẫn đến đương đầu bạo lực bằng bạo lực nhiều hơn nữa.”
Ngày 16 tháng 4, trong bài phát biểu tại một cuộc họp về dân số, Đức Tổng Giám mục Auza chỉ trích việc tập trung vào tăng trưởng dân số là một trở ngại cho sự phát triển. Ngài đặc biệt chỉ trích “những hình thức ép buộc tinh vi” được sử dụng để thúc đẩy kế hoạch để hạn chế tăng dân số ở các nước kém phát triển. Thay vì tập trung vào “những vấn đề mà thấy không có sự thỏa thuận phổ quát,” ngài nói, Liên Hiệp quốc nên ưu tiên hàng đầu đối với các biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Chỉ ra những hậu quả tiêu cực của các chương trình kế hoạch hoá, Đức Tổng Giám mục Auza nhận xét:
Đoàn đại biểu của tôi lưu ý tới mối quan tâm trước những ảnh hưởng của tỷ lệ sinh giảm kết hợp với tỷ lệ tử vong giảm ở các nước đang phát triển. Gánh nặng ngày càng tăng mà nó đặt trên mạng lưới an sinh xã hội và các dịch vụ y tế đang tạo ra một tình trạng đáng báo động, trong đó người già và trẻ em của chúng ta đang ngày càng dễ bị tổn thương hơn.
Jos. Tú Nạc, NMS