Một bản xếp hạng dành nhiều ngạc nhiên: trong số các quốc gia phát triển mạnh nhất có Ả Rập Sauđi và Trung Quốc!Một nghiên cứu do các chủng sinh phân khoa thần học Đại học Gordon-Conwell cho thấy sự phát triển lớn mạnh trong việc trở lại Thiên Chúa giáo trong các nước trên thế giới. Một danh sách đầy ngạc nhiên đưa ra những bước tiến đặc biệt, nhất là đối với Giáo Phái Phúc Âm trong những xứ mà giới quyền lực gần như không thích Thiên Chúa giáo chút nào.
Một bản xếp hạng dành nhiều ngạc nhiên: trong số các quốc gia phát triển mạnh nhất có Ả Rập Sauđi và Trung Quốc!Một nghiên cứu do các chủng sinh phân khoa thần học Đại học Gordon-Conwell cho thấy sự phát triển lớn mạnh trong việc trở lại Thiên Chúa giáo trong các nước trên thế giới. Một danh sách đầy ngạc nhiên đưa ra những bước tiến đặc biệt, nhất là đối với Giáo Phái Phúc Âm trong những xứ mà giới quyền lực gần như không thích Thiên Chúa giáo chút nào.
Hàng đầu: Nepal, Qatar và Ả Rập Sauđi
Ngạc nhiên nhất là Nepal, năm 1970 chỉ có 0,1% dân số theo Thiên Chúa, năm 2020 tỷ lệ này sẽ lên 3,8%. Ngạc nhiên nhất là trong số 20 nước này có 11 nước có đa số người dân theo đạo Hồi giáo. Một bản thống kê ‘uyển chuyển’ vì mức phát triển Thiên Chúa giáo ở những nước như Qatar và Ả Rập Sauđi gia tăng là do số người lao động nước ngoài đến đây làm việc, thường là người Phi Luật Tân, Ấn Độ, Nepal mà phần lớn họ theo Thiên Chúa giáo. Dù vậy sự phát triển này ở Ả Rập Sauđi là do sự kháng cự của những lao động nước ngoài ở một xứ mà họ không có quyền giữ đạo một cách chính thức. Cuộc nghiên cứu này phù với các cuộc nghiên cứu của Cứu trợ Giáo hội đang gặp Khó khăn và của nhóm Cửa Mở để đi đến kết luận nước tệ nhất không có tự do tôn giáo là Bắc Hàn (không có trong danh sách 20 nước này, gần như không thể lấy được dữ liệu tại đây). Ngược lại, các cuộc trở lại ở các nước Á Châu chung chung và đặc biệt ở Trung Quốc thì khá ngạc nhiên.
Giáo hội Phúc Âm đứng đầu trên mọi trận tuyến
Cũng không bất ngờ khi cuộc nghiên cứu này được Giáo phái Phúc Âm thực hiện: Giáo hội này có sự phát triển vượt bực ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt ở những nước Kitô hữu bị bách hại. Sự trở lại là một phần căn tính của Giáo hội này và phần lớn tín hữu của họ là những người trở lại, điều này giải thích một phần sức sống ngoại hạng của họ. Nhiều nước khác có thái độ thù nghịch với việc trở lại không nêu lên trong danh sách này thì lại có sự phát triển đáng kể của Giáo phái Phúc Âm như nước Algeria, Marốc, Iran…
Xếp hạng | Nước | Châu lục | Phát triển hàng năm | Số năm trước khi tăng gấp đôi dân số | Tôn giáo của đa số | % tín hữu năm 1970 | % tín hữu năm 2020 |
1 | Népal | Nam Á | 10.93% | 6.6 | Hinđu | 0.1% | 3.8% |
2 | Trung Quốc | Á Châu | 10.86% | 6.6 | Vô thần | 0.1% | 10.6% |
3 | Tiểu vương quốc Ả Rập | Bán đảo Ả Rập | 9.34% | 7.7 | Hồi giáo | 5.9% | 12.9% |
4 | Ả Rập Sauđi | Bán đảo Ả Rập | 9.27% | 7.8 | Hồi giáo | 0.3% | 4.6% |
5 | Qatar | Bán đảo Ả Rập | 7.81% | 9.2 | Hồi giáo | 4.5% | 9.5% |
6 | Oman | Bán đảo Ả Rập | 7.62% | 9.4 | Hồi giáo | 0.5% | 4.6% |
7 | Yemen | Bán đảo Ả Rập | 7.09% | 9.1 | Hồi giáo | 0.0% | 0.2% |
8 | Mongoli | Á Châu | 5.96% | 12.1 | Phật giáo | 0.3% | 2.0% |
9 | Cao Miên | Á Châu | 5.87% | 12.3 | Phật giáo | 0.5% | 3.6% |
10 | Bahrain | Bán đảo Ả Rập | 5.49% | 13.1 | Hồi giáo | 3.9% | 7.9% |
11 | Bénin | Phi Châu | 4.85% | 14.8 | Kitô giáo | 18.1% | 47.8% |
12 | Burkina Faso | Phi Châu | 4.81% | 15.0 | Hồi giáo | 9.0% | 24.8% |
13 | Nam Suđăn | Phi Châu | 4.67% | 15.4 | Kitô giáo | 22.7% | 63.8% |
14 | Bhoutan | Đông Nam Á | 4.60% | 15.7 | Phật giáo | 0.3% | 1.1% |
15 | Mali | Phi Châu | 4.54% | 15.9 | Hồi giáo | 1.4% | 3.8% |
16 | Sultanat de Brunei | Đông Nam Á | 4.49% | 16.0 | Hồi giáo | 5.8% | 14.1% |
17 | Guinée | Phi Châu | 4.44% | 16.2 | Hồi giáo | 1.3% | 3.8% |
18 | Koweit | Bán đảo Ả Rập | 4.26% | 16.9 | Hồi giáo | 5.1% | 9.2% |
19 | Singapour | Đông Nam Á | 4.12% | 16.3 | Phật giáo | 7.8% | 21.7% |
20 | Iles Turques-et-Caïques | Carraïbes | 3.97% | 18.1 | Kitô giáo | 99.5% | 91.6% |