Đức Chúa Thánh Thần và Giáo Hội Chúa Kitô

Hằng năm kết thúc mùa mừng lễ Chúa Giêsu phục sinh, Giáo Hội mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

HolySpirit.jpgTheo tiếng Hy Lạp cổ πεντηκοστή ἡμέρα pentēkostē hēméra , 50 ngày, lễ Ngũ tuần. Theo truyền thống Kitô Giáo lễ Ngũ tuần là lễ trọng của Kitô giáo mừng vào ngày thứ 50. sau Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu Phục sinh. Trong ngày lễ mừng này Giáo Hội và toàn thể tín hữu Chúa Kitô đón mừng Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Kinh Thánh tân ước nơi sách Tông Đồ công vụ thuật lại, Đức Chúa Thánh Thần từ trời cao hiện ra ngự xuống trên Đức Mẹ

Maria và các Môn đệ Chúa Giêsu ở Gierusalem trùng hợp vào lễ Schawuot của Do Thái giáo cũng là ngày lễ Ngũ tuần. (CV 2,1-41).

Lễ Schawuot của người Do Thái mừng vào ngày thứ 50. sau bảy tuần lễ mừng lễ Passachfest- Lễ Vượt Qua – Lễ Schawuot cũng lễ tạ ơn cầu mùa, sau khi họ đã mừng lễ Passachfest ,và bắt đầu đến mùa thu hoạch hoa qủa.

Và Ngày lễ Ngũ tuần truyền thống Do Thái từ đó trở thành lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống theo truyền thống Kitô giáo. Và lần đầu tiên năm 130 sử sách đã chọn nói đến lễ Đức Chúa Thánh Thánh Thần hiện xuống. Và cũng theo truyền thống lễ đức Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa ở Giêrusalem cũng được hiểu là ngày khai sinh Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian.

Trong dòng lịch sử thời gian, những đặc tính của Giáo Hội Chúa Giêsu càng hiện ra rõ nét hơn:

Gíao Hội Chúa là Cộng đoàn, như Cộng đoàn ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, tụ tập chăm lo việc cầu nguyện. Mọi người đồng tâm nhất trí với nhau trong đức tin vào Chúa. (Cv 4,32).

Giáo Hội Chúa , như trong kinh Tin Kính xưng tụng là thánh thiện, không phải vì công lao của Giáo Hội, nhưng vì Đức Chúa Thánh Thần là linh hồn sự sống của Giáo Hội. Đức Chúa Thánh Thần chỉ đường Giáo Hội hướng về Chúa Giêsu, Đấng là tình yêu.

Gíao hội Chúa là Công Giáo, vì Phúc âm của Chúa cho mọi dân tộc trên hoàn cầu. Và vì căn nguyên đó, Giáo Hội để Đức Chúa Thánh Thần ngay từ lúc khởi đầu cho nói tất cả các ngôn ngữu mà mọi người đều hiểu.

Giáo Hội Chúa là tông truyền, vì Giáo Hội được thành lập trên nền tảng các Tông Đồ môn đệ do Chúa Giêsu kêu gọi tuyển chọn, và những giáo huấn của Giáo Hội như những khâu mắt zích của sợi dây xích amók gắn nối liền với nhau không đứt đoạn được gìn giữ chăm sóc cùng phát triển thích nghi do sự liên tục của các vị Giáo Hoàng, Giám mục do Giáo Hội cắt cử phong chức.

Ngoài ra Giáo Hội Chúa Giêsu còn mang sứ mạng truyền giáo là đặc tính căn bản mình nữa. Từ ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống năm xưa ở Gierusalem, Đức Chúa Thánh Thần hằng như động cơ của cỗ máy, không ngừng nghỉ trúc đẩy hướng dẫn Giáo Hội đứng dậy lên đường đi đến tận cùng mọi biên giới hình thế địa lý, thời gian thế kỷ, năm tháng, tâm lý nếp sống văn hóa, hoàn cảnh tâm tính đời sống con người thuộc mọi thời đại của mọi dân tộc đất nước trên vũ trụ. Như Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ: „ Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.“ ( Cv 1, 8).

Chính vì thế Phúc âm của Chúa đã được loan truyền khắp nơi. Đời sống Giáo Hội Chúa lan truyền từ Giêrusalem sang Roma, sang các vùng lục địa đất nước bên Âu châu, Á châu, bên Phi châu, bên Mỹ châu, bên Úc châu.

Giai đoạn thời đại nào cũng có những khiếm khuyết bóng tối lỗi lầm ngay trong lòng Giáo Hội.

Nhưng không vì thế mà Giáo Hội bị tan rã sụp đổ. Trái lại, Đức Chúa Thánh Thần hằng gìn giữ hướng dẫn Giáo Hội xét mình quay trở lại làm mới xây dựng lại đời sống Giáo Hội như Chúa muốn.

Và luôn hằng có những phê bình chỉ trích Giáo Hội Chúa ở trần gian hầu như về mọi khía cạnh. Đó cũng là điều tự nhiên nơi con người, cùng cũng có khía cạnh tốt tích cực cần thiết.

Nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội bị vướng vào lâm nguy, bị chèn ép đẩy sang một góc sống trong lung lạc lo sợ hoài nghi về bản chất của chính mình, hay vội vàng chạy thay đổi theo thời đại…

Trái lại, đây là dịp tốt cho Gíao hội (khiêm nhường) nhìn lại chính mình mà sửa sai, cậy nhờ vào ơn Đức Chúa Thánh Thần soi sáng. Và như thế có đà sức phấn khởi phát triển tiến lên cho tốt đẹp, cho đúng ý Chúa muốn cùng giữ vững căn tính là nhân chứng cho Chúa giữa lòng xã hội, và là lương tâm khía cạnh luân lý cho con người.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 15.05.2016

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long