Cuốn phim các quan hệ giữa Đức Phanxicô và Donald Trump bắt đầu một cách đột ngột như loại phim giật gân của Mỹ. Tuy vậy ngày 24 tháng 5-2017 này, tại Vatican, cuốn phim có thể diễn ra một cách tốt đẹp. Hai người, rất mong muốn tìm hiểu nhau sẽ gặp nhau lần đầu. Đến mức mà Vatican làm đủ mọi cách để đón Tổng thống Mỹ, người nói mình “sốt ruọt” muốn gặp Đức Phanxicô, vì bình thường ngày thứ tư là ngày tiếp kiến chung, Đức Giáo hoàng không bao giờ tiếp các nguyên thủ Quốc gia. Hai người sẽ bắt tay vào lúc 8h30 sáng thứ tư, cái bắt tay được toàn nước Mỹ và cả thế giới chú ý, vì cả hai là hai nhân vật tiêu biểu cho toàn cầu: Đức Phanxicô và Donald Trump được báo Mỹ Forbes gần đây xếp hạng là hai nhân vật trong năm nhân vật thế lực hàng đầu của thế giới. Cả hai đều có cá tính mạnh, được mọi người biết đến và cả hai biết họ có thể không tùy thuộc nhau, nhưng cả hai biết họ có tiềm năng cần đến nhau.
Các cú phản pháo
Tuy nhiên việc gặp của hai nhân vật khổng lồ này đã có sự cố lúc đầu! Tháng 2 năm 2016, trên máy bay từ Mêhicô về Rôma, một ký giả Mỹ hỏi Đức Phanxicô về dự án của Donald Trump muốn kéo dài bức tường ngăn cách giữa Mêhicô và nước Mỹ. Đức Phanxicô trả lời như quất mạnh: “Người nào chỉ nghĩ đến việc xây tường, dù bất cứ nơi nào, mà không nghĩ đến việc xây cầu thì người đó không phải là kitô hữu. Điều đó không ở trong Phúc Âm”. Ứng viên Tổng thống Mỹ phản pháo ngay: “Người đứng đầu tôn giáo nghi ngờ đức tin của người khác là điều đáng xấu hổ”, ông nói thêm: “Tôi tự hào là tín hữu kitô và trong cương vị tổng thống, tôi sẽ không cho phép tín hữu kitô liên tục bị tấn công và bị suy yếu”.
Câu đề nghị này sẽ có thể là điểm đồng ý giữa hai người, dù Đức Phanxicô đòi hỏi người tín hữu kitô phải là người tín hữu tự tâm và hành động, ngài không muốn mình bảo vệ cho một tinh thần kitô hữu thụ động. Nhưng các hồ sơ nóng bỏng của hành tinh đang chờ họ. Vấn đề khủng bố hồi giáo mà vụ mới nhất là vụ xảy ra ở Manchester nước Anh nhắc đến tình hình ác độc liên tục của thế giới. Vấn đề tìm hòa bình ở Trung Đông mà các tín hữu ở Đất Thánh là những người phải được bảo vệ.
Trên quan điểm này, chuyến đi gần đây của Donald Trump ở Trung Đông đã được Vatican soi xét kỹ, và Vatican đã đưa ra các dấu hiệu bằng lòng rõ ràng. Ngày thứ ba, Đức Ông Pierbattista Pizzaballa, người quản trị của Tòa Thánh ở tòa thượng phụ la-tinh ở Giêrusalem đã công nhận, chuyến đi của ông Trump đánh dấu một “bước tiến quan trọng và đáng kể” vì “chính trị đã hiểu đối thoại tôn giáo là then chốt trong bối cảnh Trung Đông, trước đây đối thoại tôn giáo bị để qua một bên”. Điểm hội tụ cuối được Rôma đánh giá rất cao: chính trị nước Mỹ hiện nay chống việc phá thai và bảo vệ cho gia đình.
Dù sao, hai nhân vật này trực diện chống nhau về việc di dân, đón tiếp người tị nạn và về môi sinh. Nhưng, cũng trên các vấn đề này, cuộc gặp của hai nhân vật này có thể có nhiều ngạc nhiên. Về cuộc gặp này, trên chuyến bay từ Fatima về, Đức Phanxicô đã trấn an: “Khi chúng tôi nói chuyện với nhau, các sự việc sẽ mở ra: tôi sẽ nói những gì tôi nghĩ, ông sẽ nói những gì ông nghĩ”. Trong hy vọng: “Khi nào cũng có những cánh cửa không khép kín. Phải tìm những cánh cửa ít nhiều được mở ra để đi vào và bàn đến những vấn đề chung, từng bước cùng đi tới. Hòa bình là công việc của nghệ nhân: nó phải được làm mỗi ngày. Tình bạn giữa con người cũng vậy, biết nhau qua về, tôn trọng nhau cũng là công việc thủ công. Cũng như tôn trọng người khác – nói những gì mình nghĩ nhưng với lòng tôn trọng – và cùng đi với nhau”.
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn tin: Phanxico