Đức Thánh Cha Phanxicô: nô lệ tồi tệ nhất chính là nô lệ cái tôi của mình

Giải thích về sự nô lệ và tự do, ĐTC Phanxicô nói rằng có những thứ nô lệ ngoại tại và nội tại, nhưng sự nô lệ tồi tệ nhất là nô lệ chính mình. ĐTC cũng nhấn mạnh rằng sự tự do đích thật chính là tình yêu thương mà Chúa Kitô chịu đóng đinh ban lại cho con người.

PopeFrancis-12Sep2018-01.jpg

Điều răn thứ ba liên quan tới ngày nghỉ trong sách Xuất Hành có mục đích chúc tụng việc tạo dựng, nhưng trong sách Đệ Nhị Luật nó còn nhằm mục đích kỷ niệm biến cố chấm dứt kiếp sống nô lệ nữa. Trong ngày này, nô lệ cũng phải nghỉ ngơi như chủ nhân để cử hành kỷ niệm lễ Vượt qua của việc giải phóng. ĐTC Phanxi cô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 12.09.2018.

Ngày sabát – ngày nghỉ để tưởng niệm sự giải thoát

Bắt đầu bài huấn dụ ĐTC nói: trong bài giáo lý hôm nay chúng ta còn trở lại điều răn thứ ba liên quan tới ngày nghỉ. Mười Điền Răn công bố trong sách Xuất Hành được lập lại hầu như y nguyên trong sách Đệ Nhị Luật, trừ Điều răn thứ ba, trong đó xuất hiện một sự khác biệt quý báu: trong khi trong sách Xuất Hành, lý do của sự nghỉ ngơi là việc chúc phúc của thụ tạo, thì ngược lại, trong sách Đệ Nhị Luật, nó tưởng niệm việc chấm dứt kiếp nô lệ. Trong ngày này nô lệ cũng phải nghỉ ngơi như chủ nhân, để cử hành việc tưởng niệm lễ Vượt Qua của sự giải phóng.

Nô lệ ngoại tại và nội tại

Thật thế những người nô lệ, theo định nghĩa, không thể nghỉ ngơi. Nhưng có nhiều kiểu nô lệ ngoại tại cũng như nội tại. Có những ràng buộc bên ngoài như các áp bức, các người bị bắt cóc bởi bạo lực và nhiều loại bất công khác. Thế rồi cũng có các nhà tù nội tại, chẳng hạn các ngăn chặn tâm lý, các mặc cảm, cạn hẹp tính tình và nhiều điều khác. Trong các điều kiện này có sự nghỉ ngơi không? Một người bị tù hay bị áp bức cũng vẫn có thể tự do không? Một người bị tra tấn bởi các khó khăn nội tâm có thể tự do không?

ĐTC trả lời cho các câu hỏi này như sau: Thật ra có những người kể cả trong tù vẫn sống một sự tự do nội tâm lớn lao. Chẳng hạn chúng ta hãy nghĩ tới thánh Massimiliano Kolbe, hay ĐHY Nguyễn Văn Thuận, là những người đã biến các áp bức đen tối trở thành các nơi sáng láng. Cũng như có những người mang dấu vết của những giòn mỏng nội tâm lớn lao nhưng biết tới sự nghỉ ngơi của lòng thương xót và biết thông truyền sự nghỉ ngơi đó.

Lòng thương xót của Thiên Chúa giải thoát chúng ta. Và khi bạn gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa, bạn có một sự tự do nội tâm lớn lao và bạn cũng có khả năng thông truyền nó. Bởi vật mở lòng mình ra với lòng thương xót của Thiên Chúa để không là nô lệ cho chính mình là điều thật quan trọng.

Nô lệ của chính cái tôi

Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nêu lên các câu hỏi sau đây: Như vậy sự tự do đích thực là gì? Có lẽ nó hệ tại khả năng lựa chọn chăng? Chắc chắn đây là một phần của sự tự do rồi và chúng ta dấn thân để nó được bảo đảm cho mọi người nam nữ (x. GS 73). Nhưng chúng ta cũng biết rõ rằng có thể làm điều mình ước muốn không đủ để tự do đích thực và để hạnh phúc. Sự tự do đích thực hơn thế rất nhiều.

Thật vậy, có một sự nô lệ xiềng xích hơn một nhà tù, hơn một cuộc khủng hoảng của khiếp sợ, hơn một áp đặt thuộc bất cứ loại nào: đó là sự nô lệ của chính cái tôi. Người suốt ngày nhìn mình trong gương để thấy cái tôi. Và chính cái tôi có một tầm mức cao hơn thân thể mình. Họ nô lệ cái tôi. Cái tôi có thể trở thành một lý hình tra tấn con người cho dù họ ở bất cứ nơi đâu và gây ra cho nó sự áp bức sâu thẳm nhất, đó là điều người ta gọi là “tội lỗi”: nó không chỉ là việc vi phạm một bộ luật cách bình thường, nhưng là sự thất bại của cuộc sống và là điều kiện của những người nô lệ (x, Ga 8,34).

Sau cùng tội lỗi là nói và làm cái tôi: “Tôi muốn làm điều này, và không quan trọng nếu có một cấm cản, nếu có một giới răn; nếu có tình yêu cũng không quan trọng đối với tôi.”

Cái tôi, ví dụ chúng ta hãy nghĩ tới các đam mê của con người: Người tham ăn, người dâm dục, người hà tiện, người ghen tương, người ươn lười, người kiêu ngạo  vv. Họ là nô lệ các tính xấu của họ, chúng chế ngự họ và tra tấn họ. Không có sự dừng lại cho người tham ăn, bởi vì cái họng là sự giả hình của dạ dầy, đầy rồi nhưng làm cho chúng ta tin rằng nó trống rỗng. Dạ dầy giả hình khiến cho chúng ta tham ăn. Chúng ta là nô lệ của một cái dạ dầy giả hình.

Ghen tương khiến linh hồn vàng úa

Không có ngưng chiến đối với kẻ tham ăn. Không có ngừng chiến đối với kẻ tham ăn và người dâm dục phải sống vì khoái lạc; sự âu lo chiếm hữu, hủy hoại người hà tiện, luôn luôn chất đống tiền của bằng cách làm hại tha nhân; lửa giận dữ và con mọt ghen tương làm hư hại các tương quan. Các nhà văn nói rằng sự ghen tương khiến cho thân xác và linh hồn vàng vọt đi như một người bị bệnh gan: họ trở thành vàng. Những người ghen tương có linh hồn mầu vàng, bởi vì họ không bao giờ có được sự tươi mát của sức khỏe linh hồn. Ghen tương giết chết. Sự ươn lười tránh né mọi mệt nhọc khiến cho người ta không có khả năng sống. Chủ trương coi cái  tôi là trung tâm kiêu căng đào hố sâu giữa mình và người khác.

Anh chị em thân mến, vậy ai là nô lệ đích thực? Ai là người không biết sự nghỉ ngơi? Đó là người không có khả năng yêu thương.

Và tất cả các tính xấu này, tất cả các tội này, sự ích kỷ này khiến cho chúng ta xa rời tình yêu và làm cho chúng ta không có khả năng yêu thương. Chúng ta là nô lệ của chính mình và chúng ta không thể yêu thương, bởi vì tình yêu luôn luôn hướng tới các người khác.

Tình yêu của Chúa Kitô đóng đinh ban tự do đích thật

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Điều răn thứ ba mời gọi cử hành sự giải phóng trong việc nghỉ ngơi, đối với các ki tô hữu, đó là lời tiên tri của Chúa Giê su, là Đấng bẻ gẫy sự nô lệ nội tâm của tội lỗi để khiến cho con người có khả năng yêu thương. Tình yêu đích thật là sự tự do đích thật: nó tách rời khỏi sự chiếm hữu, tái tạo các tương quan, biết tiếp đón và đánh giá người lân cận, biến đổi mọi mệt nhọc thành tươi vui và làm cho có khả năng truyền thông. Tình yêu khiến cho được tự do cả trong tù, cả khi yếu đuối và bị hạn chế. Đó là sự tự do mà chúng ta nhận được từ Đấng Cứu Thế của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô.

Linh Tiến Khải

(VaticanNews 12.09.2018)