Đảo Tristan da Cunha, lãnh thổ của Anh, tự hào là hòn đảo có người sống xa xôi nhất thế giới. Từ bến cảng gần nhất, phải mất 2 tuần để đến được đảo này.
Có không quá 270 dân cư, nhưng một phần ba là người Công Giáo với một giáo xứ nhỏ. Thật vậy, giáo xứ Thánh Giuse tự tin mình là cộng đồng tín hữu hẻo lánh nhất trái đất. Chính nhờ vua Napôlêôn mà có người bắt đầu đến sống ở hòn đảo này. Khi bị đánh bại bởi quân Anh, vua Napôlêôn đã bị lưu đày đến đảo này cùng với một toán quân lính Anh. Chính từ các quân lính này mà dân cư của Tristan da Cunha ra đời.
Đức tin Công Giáo đến hòn đảo này nhờ một phụ nữ Công Giáo sùng đạo có tên Anges Rogers, một người giúp việc nhà. Khi bà phát hiện trên đảo không có một nhà thờ hay một linh mục nào, bà thiết lập một nhà nguyện nhỏ tại nhà mình dù bị chống đối từ người ngoại giáo địa phương.
Năm 1932, linh mục L. H. Barry là linh mục Công Giáo đầu tiên ghé thăm đảo Tristan, ngài là tuyên uý trên một tàu hải quân. Khi đó, bà Rogers đã không gặp một linh mục nào được 23 năm. Khi vừa nghe tiếng Thánh lễ, niềm vui lớn lao dâng lên trong bà. Năm 1955, lần thứ hai có một linh mục ghé đảo này. Nhiều trẻ em đến xưng tội với vị linh mục, người mà suốt tuổi thơ chúng đã nghe bà Rogers nhắc đến nhưng lại chưa từng nhìn thấy. Thật vậy, dù không có linh mục, mỗi Chúa nhật, bà đều cố gắng lan truyền đức tin của mình đến mọi người. Giờ đây bà Anges Rogers, cũng gọi là Granny Aggie, đang trên hành trình được phong thánh, dù với người trên đảo thì bà đã là hiển thánh rồi.
Ngày nay, giáo xứ bé nhỏ trên đảo Tristan có 3 giáo lý viên, đều là con cái của bà Rogers. Có một linh mục ghé thăm xứ này mỗi năm một lần vào tháng 9. Giáo xứ có không đến 100 tín hữu, thật sự quá bé nhỏ để các linh mục phải lặn lội viếng thăm hằng năm, nhưng đức tin sâu sắc và chân thành của người dân đã khiến hành trình gian nan của các cha trở nên xứng đáng.
Khẩu hiệu của hòn đảo này là “Đức tin của chúng ta là sức mạnh của chúng ta.” Bằng chứng của điều này xảy ra vào những năm 1990. Hồi đó, nhiều người bỏ nhà thờ vì không có linh mục. Những tín hữu còn sót lại làm một tuần cửu nhật cầu xin Chúa đem mọi người quay lại nhà thờ. Sau tuần ấy, họ nhận ra là Chúa đã nhậm lời họ, khiến nhà thờ lúc bấy giờ xem ra quá nhỏ, và họ cần một nhà thờ lớn hơn. Và một nhà thờ hoành tráng hơn được dựng lên, số tín hữu gia tăng và khiến nhà thờ mới vẫn xem ra chật chội.
Sự tốt lành của dân đảo được chứng minh qua tình thương dành cho người già. Cư dân lớn tuổi nhất đảo đã thọ 102, dù điều kiện sống không đủ đầy gì.
Đời sống trên đảo này có nhiều điều để ta học hỏi. Họ dạy ta: hãy sống chậm lại, xem cuộc sống là một món quà; hãy chăm sóc và quan tâm đến hạnh phúc người khác; và trên hết, hãy vui vẻ mãn nguyện với cuộc sống của mình. Chắc chắn, đời sống trên một hòn đảo xa xôi rất khó khăn và vất vả, nhưng thực sự thì đức tin vẫn là sức mạnh bảo đảm của họ.
Đức tin Công Giáo đến hòn đảo này nhờ một phụ nữ Công Giáo sùng đạo có tên Anges Rogers, một người giúp việc nhà. Khi bà phát hiện trên đảo không có một nhà thờ hay một linh mục nào, bà thiết lập một nhà nguyện nhỏ tại nhà mình dù bị chống đối từ người ngoại giáo địa phương.
Năm 1932, linh mục L. H. Barry là linh mục Công Giáo đầu tiên ghé thăm đảo Tristan, ngài là tuyên uý trên một tàu hải quân. Khi đó, bà Rogers đã không gặp một linh mục nào được 23 năm. Khi vừa nghe tiếng Thánh lễ, niềm vui lớn lao dâng lên trong bà. Năm 1955, lần thứ hai có một linh mục ghé đảo này. Nhiều trẻ em đến xưng tội với vị linh mục, người mà suốt tuổi thơ chúng đã nghe bà Rogers nhắc đến nhưng lại chưa từng nhìn thấy. Thật vậy, dù không có linh mục, mỗi Chúa nhật, bà đều cố gắng lan truyền đức tin của mình đến mọi người. Giờ đây bà Anges Rogers, cũng gọi là Granny Aggie, đang trên hành trình được phong thánh, dù với người trên đảo thì bà đã là hiển thánh rồi.
Ngày nay, giáo xứ bé nhỏ trên đảo Tristan có 3 giáo lý viên, đều là con cái của bà Rogers. Có một linh mục ghé thăm xứ này mỗi năm một lần vào tháng 9. Giáo xứ có không đến 100 tín hữu, thật sự quá bé nhỏ để các linh mục phải lặn lội viếng thăm hằng năm, nhưng đức tin sâu sắc và chân thành của người dân đã khiến hành trình gian nan của các cha trở nên xứng đáng.
Khẩu hiệu của hòn đảo này là “Đức tin của chúng ta là sức mạnh của chúng ta.” Bằng chứng của điều này xảy ra vào những năm 1990. Hồi đó, nhiều người bỏ nhà thờ vì không có linh mục. Những tín hữu còn sót lại làm một tuần cửu nhật cầu xin Chúa đem mọi người quay lại nhà thờ. Sau tuần ấy, họ nhận ra là Chúa đã nhậm lời họ, khiến nhà thờ lúc bấy giờ xem ra quá nhỏ, và họ cần một nhà thờ lớn hơn. Và một nhà thờ hoành tráng hơn được dựng lên, số tín hữu gia tăng và khiến nhà thờ mới vẫn xem ra chật chội.
Sự tốt lành của dân đảo được chứng minh qua tình thương dành cho người già. Cư dân lớn tuổi nhất đảo đã thọ 102, dù điều kiện sống không đủ đầy gì.
Đời sống trên đảo này có nhiều điều để ta học hỏi. Họ dạy ta: hãy sống chậm lại, xem cuộc sống là một món quà; hãy chăm sóc và quan tâm đến hạnh phúc người khác; và trên hết, hãy vui vẻ mãn nguyện với cuộc sống của mình. Chắc chắn, đời sống trên một hòn đảo xa xôi rất khó khăn và vất vả, nhưng thực sự thì đức tin vẫn là sức mạnh bảo đảm của họ.
Theo Catholic Herald
Gioakim Nguyễn lược dịch
Gioakim Nguyễn lược dịch