Khi đến thăm đền thánh Fatima ở Portugal, Đức Phanxicô đề cập đến một trong các vấn đề gây tranh luận nhiều nhất của lịch sử gần đây của Giáo hội công giáo. Năm 1930 đã có những cuộc tranh luận về việc Đức Mẹ hiện ra cho ba trẻ mục đồng năm 1917. Ngày thứ bảy 13 tháng 5, Đức Phanxicô sẽ phong thánh cho hai mục đồng Phanxicô và Giacinta, Phanxicô qua đời năm 1919 và Giacinta năm 1920 vì bị cúm Tây Ban Nha. Ngày 13 tháng 5, ngày kỷ niệm hiện tượng “mặt trời nhảy múa” mà hồi đó có đến 70 000 người chứng kiến.
Án phong chân phước cho nữ tu Lucia, qua đời ngày 13 tháng 2-2005, thọ 97 tuổi đang tiến hành. Xơ Lucia là người giữ “bí mật Fatima”. Bí mật này được tiết lộ hai lần, hai phần đầu được tiết lộ vào năm 1941. Phần thứ ba được bỏ trong bì thơ niêm kín và được đưa trực tiếp cho Đức Giáo hoàng, bí mật này được giữ đến năm 1960.
“Thị kiến hỏa ngục”
Phần đầu của bí mật nói đến “một thị kiến hỏa ngục”. Phần thứ hai là loan báo Thế Chiến Thứ Hai và nhất là xin “dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ” để tránh cho nước này “gieo sai lầm trên thế giới”, đó là chế độ cộng sản vô thần.
Còn phần bí mật thứ ba chỉ được Vatican công bố vào ngày 26 tháng 6-2000 sau rất nhiều do dự. Đức Gioan XXIII (được bầu lên năm 1958, qua đời năm 1963) cũng như Đức Phaolô VI (được bầu lên năm 1963, qua đời năm 1978) đều biết phần cuối cùng này là “bí mật”, nhưng cả hai giáo hoàng đều nghĩ không nên công bố bí mật này. Sau ngày bị ám sát – 13 tháng 5-1981 -, trên giường dưỡng bệnh, Đức Gioan-Phaolô II nghĩ mình được Đức Mẹ Fatima “cứu”. Ở bệnh viện ngài xin mang đến bì thơ niêm kín mà hai vị tiền nhiệm của ngài bảo mật trong thư khố Vatican.
Sau nhiều năm, ngài quyết định công bố nội dung bí mật này vào năm toàn xá 2000.
Chúng ta có thể đọc phần bí mật này: “Đức Thánh Cha (…) bị một nhóm lính dùng súng và mũi tên bắn nhiều phát”. Đức Gioan-Phaolô II hỏi nữ tu Lucia xem xơ có biết việc loan báo vụ tấn công mà ngài bị không. Xơ khẳng định có biết, theo hồng y đại diện Đức Giáo hoàng đã hỏi xơ.
Vatican đã không nói tất cả sự thật
Nhưng sự tranh luận đã có trước lần công bố này – vì nhiều người không hiểu vì sao Giáo hội không công bố phần bí mật thứ ba vào năm 1960. Theo các nguồn tin này, Vatican đã không nói hết sự thật ẩn giấu, loan báo một hình thức phủ nhận đức tin công giáo ngay chính trong lòng Giáo hội; các giáo hoàng đã không tôn trọng nguyên văn từng chữ “dâng hiến nước Nga” cho “Trái Tim Vô Nhiễm” của Đức Mẹ. Từ sự việc này, không một ai trong các giáo hoàng, trong những giờ cầu nguyện đã không nhắc đến “nước Nga”- đặc biệt không khiêu khích giáo hội chính thống Nga – dù chỉ là lời ám chỉ.
Ngược lại, nhiều người – trong đó có hồng y Ratzinger, giáo hoàng Bênêđictô tương lai, lúc đó được Đức Gioan-Phaolô II giao giải mã bí ẩn này – đã xem như việc này được khép lại. Năm 2000, trong lần trình bày cho công chúng bí mật cuối cùng này, Đức Hồng y Ratzinger giải thích phần sứ ngôn đã được thực hiện. Ngài cũng nhấn mạnh trên sự việc, rằng đức tin công chung của Giáo hội phổ quát không thể tùy thuộc vào một “mặc khải riêng”. Và “sự trở lại” và “ăn năn” mà Đức Mẹ xin luôn là tính hiện tại của mọi tín hữu kitô.
Một trong các thách đố đổi của chuyến đi Fatima của Đức Phanxicô (Đức Gioan XXIII và Đức Gioan-Phaolô I đã đến Fatima trước khi làm giáo hoàng, Đức Phaolô VI đã đến năm 1967, Đức Gioan-Phaolô II đến các năm 1982, 1991 và 2000, Đức Bênêđictô XVI đến năm 2010) là để biết, giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh này, người không giấu lòng mến mộ Đức Mẹ của mình, ngài sẽ đề cập và xử lý như thế nào về vấn đề này, vấn đề mà đối với nhiều người vẫn còn là một bí ẩn hoàn toàn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)