Franca Giansoldati, người phụ nữ thứ nhì trong lịch sử đã phỏng vấn một giáo hoàng

Cách đây 120 năm, nữ ký giả Pháp Caroline Rémy – bút hiệu Séverine – đã phỏng vấn Giáo hoàng Lêô XIII, một thời gian ngắn trước khi xảy ra vụ Dreyfus.
Franca Giansoldati, người phụ nữ thứ nhì trong lịch sử đã phỏng vấn một giáo hoàng
Cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô gần đây do nữ ký giả Franca Giansoldati của nhật báo Il Messaggero thực hiện, qua đó Đức Phanxicô đã hùng hồn nói quan điểm của mình về phụ nữ, đã là dấu hiệu của một giai đoạn mới trong lịch sử ngành báo chí. Vì đây là lần thứ nhì trong lịch sử một nữ ký giả được cho phép phỏng vấn chính thức như thế này, báo Osservatore Romano ghi nhận.
 

Năm 1892, trong bối cảnh của tình trạng bài Do Thái cực mạnh đã làm nổ bùng vụ Dreyfus hai năm sau đó, Caroline Rémy – được biết nhiều hơn dưới bút hiệu Séverine – của báo Le Figaro đã đến Rôma để gặp Giáo hoàng Lêô XIII. Trước đó, ngày 9 tháng 7, 1892, bà đã viết thư liên hệ với Quốc vụ khanh là hồng y Mariano Rampolla del Tindaro, trong thư bà tự giới thiệu mình là “một phụ nữ theo đạo và bà cho biết, ba thương những người nhỏ bé và bảo vệ những người yếu đuối”, và bà là một người có “tinh thần xã hội, dù không được trọng đãi, đã giữ trong tâm hồn tổn thương của mình một lòng kính trọng nguyên vẹn cho đức tin, một sự tôn kính các lễ nghi tôn nghiêm xưa cũ và các vương quyền tối cao bị giam hãm1”.

Lời yêu cầu của bà đã được nhận lời và Đức giáo hoàng đã tiếp kiến bà ngày 31 tháng 7 sau đó. Cuộc phỏng vấn dài hơn 70 phút, phần lớn là nói đến vấn đề bài Do Thái đang lên ở Âu châu, bài phỏng vấn được đăng vào ngày 4 tháng 8, 1892 đã tạo ra những cuộc tranh luận về mặt chính trị cũng như ngoại giao.

Nhưng cuộc phỏng vấn “siêu sao giáo hoàng Phanxicô” của nữ ký giả Franca Giansoldati thì ở một bối cảnh khác. Với phong cách tự do phóng khoáng thường lệ của mình, Đức Phanxicô đã đề cập đến các chủ đề đủ loại như nạn tham nhũng, chức vụ giám mục giáo phận Rôma, chủ nghĩa cộng sản, sự suy thoái trên lãnh vực chính trị hiện nay, ơn gọi truyền giáo ở Á châu, vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũng như trong Giáo hội, xác nhận phụ nữ là “tạo vật đẹp nhất mà Thiên Chúa đã tạo dựng).

Vài ngày sau cuộc phỏng vấn nổi tiếng này, Aleteia đã tiếp xúc với nữ ký giả sắp 50 tuổi này, bà đã ngạc nhiên khi nhận ra độ dài cả thế kỷ cách biệt từ cuộc phỏng vấn của mình và của bà Caroline Rémy: “Tôi cảm thấy thật vinh dự về độ cách này dù tôi chưa hiểu các lý do vì sao lại không có những cuộc phỏng vấn như thế này thường xuyên, sự kiện này thúc đẩy chúng tôi tự hỏi về hiện tượng này cũng như về vì sao nó được xem có lợi thế hơn là do một nam ký giả thực hiện”.Không dính gì chủ nghĩa nữ quyền theo kiểu thần học, nữ ký giả Giansoldati cho rằng còn nhiều tiến trình mà Giáo hội phải đi qua trong vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Bà nói tiếp, công việc cần phải làm là về mặt văn hóa, đòi hỏi một quan tâm cao độ của một vài phụ nữ đang giữ các địa vị cao trong Giáo hội cũng như của hơn một nửa nữ tín hữu Công giáo trên khắp thế giới.

“Tôi đối diện với một người đàn ông có quả tim nhân từ”, bà Giansoldati kể về đối tượng cuộc phỏng vấn, “ngài tự nhiên và chân thành, ngài chẳng có khí cụ nào để tự vệ”. “Tôi không mất nhiều thì giờ để chuyển buổi phỏng vấn ra dạng viết vì trong lòng tôi, tôi được đưa đẩy bằng tấm lòng nhiệt thành sâu đậm xuất phát từ quả tim tôi, vì Đức Phanxicô là người chân tình, như thế đã là một điều rất hiếm”, bà kết luận và nói rõ thêm, bà không cần “tìm hiểu để biết các khuynh hướng giấu đàng sau lời nói của ngài”.

Trong thời kỳ này, từ năm 1870 đến 1929, các Giáo hoàng bị xem như tù nhân ở Vatican khi vua Victor Emmanuel II xâm chiếm thành phố Rôma và tước bỏ quyền lực thế tục của họ. Cuộc tranh cãi này chấm dứt với hòa ước Latran và với sự ổn định Quốc gia của thành phố Vatican.

Nguồn tin: Phanxico