Đức Phanxicô và hồng y Kevin J. Farrell, bộ trưởng bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống tại hội nghị thượng đỉnh “Thể thao cho mọi người” ở Vatican ngày 30 tháng 9 năm 2022. (Ảnh CNS/Vatican Media)
Giới truyền thông đã chú ý đến rất nhiều ngày kỷ niệm 10 năm bầu chọn Đức Phanxicô vào đầu tháng ba hơn bất kỳ giáo hoàng nào ít nổi tiếng hơn ngài. Nhiều chuyên mục trên các phương tiện truyền thông chính thống và công giáo đã nói tất cả những gì ngài đã làm trong cương vị nhà lãnh đạo Giáo hội công giáo và suy đoán về ngài sẽ lãnh đạo như thế nào trong tương lai. Những đánh giá này vừa khen ngợi vừa chỉ trích, thậm chí là kết hợp cả hai. Ở thể loại chỉ trích nhất, một số bài viết đòi phải có câu trả lời vì họ đưa ra những tuyên bố đáng ngờ về tác động của ngài với Giáo triều, gia đình chính thức của ngài tại Rôma, nơi tôi phục vụ với tư cách là bộ trưởng bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống.
Các hồng y bầu chọn Đức Phanxicô trong hy vọng có một cải cách Giáo triều Rôma, nên ngài đã đặt vấn đề này lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ngài.
Các hồng y bầu chọn Đức Phanxicô trong hy vọng có một cải cách Giáo triều Rôma, nên ngài đã đặt vấn đề này lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ngài. Trong việc quản trị Giáo hội, nhiều người đã đi đến kết luận, chỉ một can thiệp đáng kể vào việc quản lý và hoạt động của Giáo triều mới có thể cứu những gì đã trở thành bộ máy quan liêu xơ cứng và kém hiệu quả.
Ngay từ đầu, Đức Phanxicô đã trung thành với xác quyết này, vì thế ngài đã có một tài liệu quản lý được sửa đổi cho Giáo triều với một tầm nhìn mới về vai trò của Giáo triều nói chung và các văn phòng riêng lẻ của Giáo triều.
Sự tiến triển của một thể chế xưa cổ và phức tạp như Giáo triều chắc chắn sẽ vừa hy vọng vừa sợ hãi, nhưng để khẳng định, như nhiều nhà báo đã làm, rằng lễ kỷ niệm 10 năm của ngài được chào đón buồn nhiều hơn vui hay một bầu khí sợ hãi tràn ngập Vatican, đó là điều xa lạ với kinh nghiệm của những người như chúng tôi làm việc ở đây hàng ngày.
Những chỉ trích này tìm cách đưa hình ảnh đối nghịch của một giáo hoàng trước công chúng là hình ảnh tông đồ của lòng thương xót với hình ảnh giả tạo của một phong cách làm việc độc đoán trong nội bộ, không cho phép bất đồng ý kiến. Các giám chức ẩn danh của Vatican bị cho là sợ nói ra suy nghĩ thật của mình và thiếu tin tưởng lẫn nhau, dẫn đến tình trạng của một Giáo hội không thảo luận một cách trung thực ở cấp quản trị cao nhất. Những chuyên gia như vậy có thực sự nghĩ rằng Đức Phanxicô có thể đạo đức giả đến như vậy không?
Tôi đã làm việc bảy năm ở Giáo triều Rôma. Kinh nghiệm của tôi khác xa với kinh nghiệm của những người cho rằng Đức Phanxicô đã cai trị bằng sợ hãi.
Trong mọi thể chế hoặc chính phủ, ngay cả trong các nền dân chủ, có những người hoặc cơ quan có tiếng nói cuối cùng mà không phải ai cũng đồng ý. Chắc chắn, đây cũng có thể là trường hợp của Giáo triều. Sự tôn kính đặc biệt mà người công giáo chúng ta dành cho giáo hoàng, vì ngài có thẩm quyền mà Chúa Kitô đã ban cho Thánh Phêrô và những người kế vị, rõ ràng có thể làm chúng ta nản lòng khi không đồng ý với ngài. Nhưng bất cứ ai nhìn thấy hành động của giáo hoàng Phanxicô như một ví dụ về chế độ chuyên quyền cực đoan thì họ nên xem lại lịch sử Giáo hội.
Nhắc lại lịch sử như vậy sẽ không cần phải đi ngược nhiều sau đầu thế kỷ 20 để chứng minh rằng Đức Phanxicô đã khác xa hình ảnh được tạo ra về mặt ý thức hệ của một nhà độc tài không kết nối như thế nào. Những người chỉ trích phong cách cai trị của ngài có thể nên cân nhắc xem phong cách này so với những người tiền nhiệm, những người được cho là (và được trao) quyền lực sâu rộng hơn nhiều so với ngài trong các vấn đề quản trị và thực hành mục vụ.
Cấu trúc hiện tại của Giáo triều đảm bảo sẽ có nhiều ý kiến khác nhau được đại diện trong đó. Dù Đức Phanxicô không bắt đầu quá trình biến Giáo triều thành một cơ quan quốc tế đại diện hơn cho Giáo hội toàn cầu, ngài vẫn trung thành với khái niệm thu hút nhân sự từ khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, ngài đã mở rộng khái niệm này, ngài không giới hạn Giáo triều với những người có lý lịch mà trong quá khứ thường là những người sẽ được bổ nhiệm vào Giáo triều. Điều này đã dẫn đến sự linh hoạt và cởi mở trong các cuộc thảo luận của nhóm đa dạng này – một linh hoạt và cởi mở mà tôi là người trực tiếp trải nghiệm, và điều này gần như không để lại cảm nghĩ mọi người ngần ngại phát biểu cho đến khi họ được cho biết suy nghĩ của Đức Phanxicô.
Tôi đã làm việc bảy năm ở Giáo triều Rôma. Kinh nghiệm của tôi khác xa với kinh nghiệm của những người cho rằng Đức Phanxicô đã cai trị bằng sợ hãi. Để phục vụ cho các chương trình chống Đức Phanxicô của chính họ, các tác giả như vậy đã gây bất công cho một giáo hoàng dũng cảm, người đã kêu gọi Giáo hội đối diện với tương lai mà không sợ hãi.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)