Lâu nay có một số tài liệu cho rằng Dòng Tên thành lập năm 1534, tuy nhiên đó chỉ là lúc khởi đầu của một Dòng tu sẽ được phê chuẩn về sau (tức được thành lập do sự phê chuẩn của Giáo Hội). Loạt bài sau đây sẽ cung cấp một cái nhìn khá khái quát về Dòng Tên với những thăng trầm của mình trong dòng lịch sử. Những bài này không mang tính chất nghiên cứu nhưng là một bảng tóm tắt (có phần chi tiết) về hành trình Dòng đã đi qua, hi vọng phần nào giúp độc giả hiểu hơn một chút về Dòng Tên trên thế giới: từ khai sinh đến khi bị giải thể, rồi được phục hồi và hành trình đến ngày nay…. Hai nguồn tài liệu chính yếu làm nền tảng cho những bài viết này: William V. Bangert, A History of the Society of Jesus, USA: The Institute of Jesuit Sources, 1986. Hoàng Văn Đạt, Dòng Tên Sử Lược – tài liệu lưu hành nội bộ.
NHỮNG NGÀY THÁNG ĐẦU CỦA DÒNG TÊN
I. HÌNH THÀNH NHÓM
15/8/1534, Nhóm bạn hình thành ở Montmatre, họ gồm 7 người: Piere Favre, Francisco Xavier, Simao Rodrigues, Diego Lainez, Alfonso Salmeron, Nicolas Bobadilla và Ignatius Loyola, trong đó Ignatius (I-nhã) đứng đầu. Những người nầy đã khấn: sống thanh bần không của riêng, đến Venezia chờ tàu để đi hành hương Đất Thánh (trường hợp đến được đó sẽ bàn định việc tông đồ ở đó sau); nếu không đi được Jerusalem (hoặc không được lưu lại đó) thì sẽ đến Rome đặt mình dưới sự sai bảo của ĐTC.
Về I-nhã và nhóm:
Sau khi khấn, Inhã trở về quê hương dưỡng bệnh, giải quyết việc nhà (1535?)…, hẹn cùng nhóm bạn gặp nhau tại Venezia (năm 1537) để đáp tàu đi Đất Thánh.Các bạn ở lại Paris tiếp tục việc học.
Trong khoảng thời gian này, nhóm tăng thêm 4 người: Horces (được nhận năm 1536 khi Inhã đến Venezia trước các bạn), ba người kia là Claudio jay, Paschase Broet và Jean Baptiste Codure.
11/11/1536, nhóm ở Paris khởi hành đi Venezia, 8/1/1537, tất cả tập trung ở Venezia an bình.Vì phải chờ tàu (giữa năm), họ phân tán đi phục vụ ở các bệnh viện lân cận, Inhã tiếp tục việc học thần học một mình.
Tháng 3/1537, Họ đến Rome xin phép lành của ĐTC để đi hành hương, nhận được phép lành và cả phép để lãnh chức linh mục (sau một cuộc tranh luận thần học).
Trở lại Venezia, họ tiếp tục phục vụ bệnh viện, chuẩn bị mình để tiến tới chức LM.
24/6/1537, 6 người được thụ phong LM (tư cách thanh bần – không bổng lễ): Inhã, Xavier, Lainez, Rodrigues, Bobadilla, Codure. Vì hoàn cảnh viễn ảnh chiến tranh không đi hành hương được, họ lại phân tán đến những nơi thanh vắng để sống cầu nguyện, chuẩn bị lễ mở tay.
Tháng 9/1537, nhóm tập trung tại Vicenza, vì vẫn chưa có tàu nên họ phân tán đến các nơi trong vùng có trường đại học để giảng thuyết, giải tội, giúp LT… (Padova, Ferrara, Bologna, Rome). Vấn đề nảy sinh, họ sẽ gọi mình là gì?Họ tự nhận mình thuộc về Đoàn Giê-su.
Tháng 11/1537, thị kiến La Storta cho Inhã (cách Rome 15 km về phía Bắc) – Đoàn Giê-su được đặt cùng Con của Mẹ.
II. ROME – THÀNH LẬP DÒNG
1. Cuộc nhận định Mùa Chay 1539
Sau khi phân tán, Inhã, Favre, Lainez đến Rome: Inhã giúp LT, hai người kia dạy Kinh Thánh và thần học tại Học Viện Sapienza.
Tháng 4/1538, nhóm tập trung về Rome (cha Horces đã qua đời ở Padova vì kiệt sức hoặc dịch bệnh) để chuẩn bị dâng mình cho ĐGH. Tại đây, họ lại chia nhau làm việc tông đồ khắp nơi trong thành phố Roma
Trong khoảng 18 – 23/11/1538, nhóm đã “dâng mình” cho ĐTC; Lễ giáng sinh năm 1538, Inhã dâng lễ mở tay ở nhà thờ Đức Bà Cả; các ngài phục vụ người nghèo, bệnh nhân cách nhiệt thành trong nạn đói cuối 1538 – đầu 1539.
Nhiều nơi xin các ngài đến giúp (vì những điều các ngài đã làm được ở Rome và Bắc Ý). Nguy cơ phân tán nhóm
Cuộc nhận định Mùa Chay (tháng 3) năm 1539 với những quyết định:
Nhóm hợp chứ không tan (2 lý do: TC liên kết mọi người, hãy làm cho mối dây ấy bền chặt hơn; hợp hay tan nên theo ý của Hội Thánh chứ không theo ý riêng –> việc này cần được Hội Thánh phê chuẩn).
Khấn tuân phục một người trong nhóm (đây là vấn đề khó, mỗi người đã phải trải qua nhiều giờ cầu nguyện, nhận định cá nhân và không trao đổi ý kiến với nhau): vì có thể thực hiện tốt đẹp hơn ước nguyện đầu tiên của mỗi người và của nhóm; nhóm được bảo đảm duy trì, mọi người được chăm lo hơn về đời sống bên trong và bên ngoài.
Lý do chính khiến khấn tuân phục: (1) công tác tông đồ, (2) thân thể Dòng, (3) liên lạc cá nhân giữa Bề Trên và từng anh em
Sau hai quyết định quan trọng trên, nhóm lại bàn đến những điểm chính yếu trong cách sống của Đoàn Giê-su. Đúc kết 100 ngày suy nghĩ , nhận định (tháng 3 đến tháng 6 năm 1539), nhóm đã soạn thảo một đề cương gọi là bản Năm Chương để xin Tòa Thánh phê chuẩn quy chế của Dòng Tu mới.
Chương I: Dòng Tên là gì, Vào Dòng để làm gì.
Chương II: Tuân phục ĐTC
Chương III: Tuân phục Bề Trên
Chương IV: Thanh bần
ChươngV: Kinh thần vụ
2. Phê Chuẩn Dòng
Đầu tháng 7 năm 1539, qua Hồng Y Contarini, Inhã đệ trình bản Năm Chương cho ĐTC.ĐTC trao cho một tu sĩ Đa Minh (Thomas Badia) xem xét. Ngày 3/9, ĐTC phê chuẩn miệng: Đồng ý.
Bản Năm Chương được trao cho Tòa Chưởng Ấn để ra đoản sắc, tuy nhiên, tòa Chưởng Ấn thấy cần ra Trọng Sắc, thế là bản Năm Chương được duyệt lại tỉ mỉ. Sóng gió nổi lên, hai hồng y đại diện một chống một thuận.ĐTC không quyết định được. Những điều bị đặt vấn đề: khấn tuân phục ĐGH, kinh thần vụ, đàn hát, áo dòng…những điểm không giống lối đan tu hay khất thực).
Các bạn dâng 3000 thánh lễ để cầu nguyện, xin các công tước, hồng y, giám mục khắp nơi, xin cả vua TBN, BĐN, Pháp bênh vực bản Năm Chương của nhóm. Đây là một cuộc vận động hiếm thấy ở Rome.
Cuối cùng vì “nhìn quả thì biết cây”, bản Năm Chương được nhìn nhận, ngày 27/9/1540, ĐTC Phao lô III công bố trọng sắc Regimini Militantis Ecclesiae phê chuẩn Đoàn Giê-su, một dòng tu mới hình thành (tuy nhiên, số lượng thệ sĩ bị giới hạn ở con số 60).
3. Soạn thảo Hiến Chương
3/1541, 6 anh em trong nhóm gồm Inhã, Lainez, Jay, Broet, Salmeron và Codure họp nhau để bàn ấn định những điểm sơ khởi của HC (những người khác vắng vì sứ mạng). Sau cuộc họp này, một văn kiện gồm 49 điểm được đưa ra, đây là cái khung của Hiến Chương, những điểm được đề cập: đời sống thanh bần, thử luyện tập sinh (2 năm tập, khác các Dòng khác chỉ một năm – lúc ấy, linh thao 30 ngày…), khai trừ, tu phục, giáo dục thiếu nhi, Kinh thần vụ, huấn luyện trí thức, thành lập các Học viện, Bề Trên Cả.
4. Bầu Bề Trên Cả
Ba ngày cầu nguyện, viết phiếu tự do như mình nghĩ. Thiếu phiếu của Bobadilla (Xavier, Favre và Rodrigez để phiếu lại trước khi đi), ngày 8/4/1541 kiểm phiếu: Inhã được bầu với số phiếu tuyệt đối (ngoại trừ phiếu của ngài và thiếu phiếu của Bobadilla).Inhã từ chối, bầu lại, ngày 13/4 kiểm phiếu, lại Inhã được phiếu tuyệt đối. Sau nhiều do dự và bàn hỏi với cha Linh hướng, ngài cúi đầu nhận nhiệm vụ.
5. Khấn trọng thể
22/4/1541, các cha khấn trọng thể, sau khi đã viếng 7 vương cung thánh đường ở Rome, tại đền thờ Thánh Phao lô ngoại thành. Các cha đi vắng lần lượt khấn sau đó: Favre ở Đức ngày 9/7/1541, Bobadilla ở Rome, Xavier ở Goa tháng 12/1543, Rodrigez ở Bồ Đào Nha ngày 25/12/1544.
6. Trụ sở Dòng – Nhà Đức Mẹ Trên Đường
Lai lịch đó là một ngôi nhà thờ nhỏ được xây dựng từ thế kỷ XII, gọi là nhà thờ Đức Mẹ Trên Đường vì nhà thờ đó có bức ảnh Đức Mẹ và nằm ngay bên đường . Thánh Inhã thỉnh thoảng đến đây cầu nguyện, sau đó thuê một căn nhà kế bên và đưa các bạn về ở. Năm 1539, cha Pietro Codazzo mua tặng ngôi nhà này cho Inhã.Năm 1541, ĐTC trao nhà thờ Đức Mẹ Trên Đường cho cha Codazzo quản nhiệm, , ngài tặng lại Dòng Tên. Ngày 26/4/1542, ĐTC chính thức trao nhà thờ Đức Mẹ Trên Đường cho Dòng.Từ đó, nơi đây trở thành trụ sở của Dòng .