Linh mục khi cử hành phụng vụ: Hãy nói không với điện thoại di động

Hãy nói không với điện thoại[1]


Linh mục khi cử hành phụng vụ Hãy nói không với điện thoại di động-mobile 

1. Xin bạn[2]nhớ tắt điện thoại trước khi bước vào cử hành thánh lễ, chính xác thời điểm trước khi bắt đầu mặc phẩm phục. Bạn không cần nói chuyện với Chúa và với người khác qua điện thoại khi bạn đang đứng ở bàn thờ.
 
2. Khi buổi cử hành bắt đầu hay bạn đang dâng lễ, mà điện thoại vẫn còn bật trong túi và nghĩ rằng “tôi không gọi cho bất cứ người nào, nhưng đề phòng trường hợp một giáo dân đạo đức nào đó sẽ gọi khi họ cần!”, ma quỷ rất khủng khiếp. Hoặc là bạn tắt chế độ âm thanh nhưng vẫn để chế độ rung!  Nếu chuyện xảy ra – bạn đừng bao giờ trả lời.
 
3. Bạn hãy tắt điện thoại và cất luôn điện thoại khi bạn nói chuyện với những người luôn luôn thiếu chú ý, đối với họ, khi bắt đầu nói chuyện hoặc khi bạn đang nói về những bi kịch của họ hoặc về những tội lỗi của họ, họ luôn nhìn vào điện thoại của bạn!
 
4. Trong lúc cử hành hoặc bạn vẫn còn giữ thinh lặng trong giờ phụng vụ: hãy để điện thoại xa bạn. Có thể bạn sẽ mất vài cuộc gọi tới, nhưng việc cầu nguyện của bạn sẽ tốt hơn và bạn sẽ ít bị phiền nhiễu hơn trong khi thi hành chức vụ của mình.
 
5. Bạn cũng đừng sử dụng Smartphone để đọc thần vụ, ít là khi bạn hiện diện trong nhà thờ hoặc đọc chung với cộng đoàn. Các ứng dụng của nó dành cho Phụng Vụ Các Giờ Kinh là một tiện ích tuyệt vời có thể khi đi du lịch hoặc khi quên mang theo sách phụng vụ (vì nhiều lý lo). Nhưng để người tín hữu “bình dân” nhìn thấy một linh mục “tìm kiếm sự gì” suốt 15 phút trên điện thoại với sự chú ý rất cao trước nhà tạm, làm họ suy nghĩ theo chiều hướng xấu…. Dù sao, các hiệu ứng màn hình sẽ làm bạn mất tập trung và không cầu nguyện tốt hơn như bạn đọc giấy.
 
6. Cũng đừng nghĩ – kể cả để trong suy nghĩ điều này: Sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại thay vì Sách Lễ tại bàn thờ, ngay cả trong trường hợp cần thiết tuyệt đối. Đây là điều “ghê tởm”, ngay trong suy nghĩ đã tồi tệ huống hồ chi thực hành! (thậm chí điều này đã được các giám mục Úc đã đồng ý).
 
7. Hãy hạn chế với WhatsApp[3], hoặc cho rằng “tôi là WhatsApp”, vì bạn không thể mất nhiều giờ để “chat” hoặc nhận và gửi hàng ngàn tin nhắn – dù là miễn phí – cho tất cả thanh thiếu niên trong giáo xứ hoặc ai đó. Không, nó không phải cho bạn.
 
8. Không sử dụng máy ảnh trong khi bạn cử hành và kể cả khi bạn đang đồng tế thánh lễ. Đôi khi một số linh mục đồng tế tự cho phép để nghĩ rằng, trong trường hợp các cuộc lễ long trọng hoặc chỉ có một nhóm nhỏ đặc biệt nào đó, chụp vài ảnh để kỷ niệm hoặc “chụp ảnh tự sướng”. Dù đồng tế, bạn vẫn đang cử hành trong tư cách là Chúa Kitô thượng phẩm (in persona Christ capitis).
 
9. Không sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng máy ghi âm trong lời thú nhận, kể cả việc ghi lại các lời khuyên tuyệt vời của cha linh hướng: không ai được phép làm điều này, tín hữu hay thừa tác viên. Vạ tuyệt thông cho bất cứ ai làm chuyện đó!
 
10. Hãy tự hỏi: “làm thế nào khi tôi làm việc mà không có điện thoại?”. Đừng quên rằng, một vài năm trước đây, thế hệ cha ông, không có nó và thậm chí các ngài còn không biết nó là cái gì, nhưng việc mục vụ của các ngài vẫn tốt, Hội Thánh vẫn phát triển.
 
Vậy, nhu cầu thật sự của bạn về “nó” là gì? 
 

Lm. Gs Lê Ngọc Ngà 

 


[1] Tham khảo từ: http://www.cantualeantonianum.com/2015/02/decalogo-per-il-prete-e-il-suo.html

[2] Từ “bạn” có thể được thế bằng từ “cha”.

[3] WhatsApp là một ứng dụng nhắn tin dành cho Android, iOS, Windows Phone, BlackBerry, Symbian… cho phép người dùng liên lạc bằng tin nhắn văn bản, giọng nói và hình ảnh qua hệ thống mạng wifi/3G. WhatsApp cùng thuộc một “gia đình” với Facebook Messenger, Google Hangouts, BlackBerry Messenger (BBM), Apple iMessage, Line, Viber, KakaoTalk, Skype, Yahoo! Messenger…WhatsApp thành lập đầu năm 2009 bởi Jan Koum, một người Ukraina nhập cư Mĩ, sống tại Mountain View, California.