Linh mục Michel Gitton: “Nơi nào có ơn gọi là khi nơi đó có một hình ảnh trong sáng của linh mục”

Chúa nhật 17 tháng 4, Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi. Phản ứng của linh mục Michel Gitton, người sáng lập Cộng đoàn Ain Karem.

Père-Michel-Gitton.jpgTừ năm này qua năm khác, Giáo hội kêu gọi cầu nguyện cho ơn gọi. Điều này có giúp được gì không?

Chắc chắn! Đó là cả câu hỏi đặt ra cho việc cầu nguyện xin ơn. Cầu nguyện là điều rất cần thiết, nó làm cho thế giới trở nên tiếp nhận hơn với sự hiện diện và với hành động của Chúa. Lời cầu nguyện của chúng ta là để mở lòng chúng ta ra với hành động của Ngài. Chúng ta phải luôn xác tín rằng, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ có hiệu quả.

Hình ảnh của linh mục một lần nữa bị hoen ố trên báo chí gần đây. Cầu nguyện cho ơn gọi, cũng là cầu nguyện cho các linh mục?

Cầu nguyện cho các linh mục là một trong những quan tâm lớn của Giáo hội. Có những dòng tu đã mang chiều kích này vào trong chương trình sống của họ. Đó là điều mỗi người phải quan tâm đến.

Ngày hôm nay nhiều hơn trước?

Trong bầu khí của những năm 1968, mọi khía cạnh ăn năn và khổ hạnh của linh mục đều bị rơi vào quên lãng. Người ta đã đưa vào một loại dễ dàng, cho rằng linh mục cũng như những người khác, họ có quyền triển nở, thư giãn như mọi người. Người ta có khuynh hướng xem chức thánh như một vai trò xã hội, cũng như các vai trò xã hội khác.

Nhưng, nhìn từ căn tính của linh mục, chúng ta thấy linh mục là người được cho đi, tự hiến, dâng hiến đời mình cho người khác qua sự tận tâm của mình, và cho Chúa qua chính con người của mình. Khi làm như vậy là đã có các khoảng cách trong tương quan với các nguyên tắc cẩn trọng và khổ hạnh chung quanh sứ vụ của mình. Khi bỏ chiều kích thần nghiệm và nghiêm túc của chức thánh, thì bước qua hành động sẽ trở nên dễ dàng khi các cám dỗ đến.

Chúng ta không lôi kéo được ai bằng các hoài nghi.

 

Nơi nào có ơn gọi là khi nơi đó có một hình ảnh trong sáng của linh mục.

 

Người ta có tìm được một tình trạng thăng bằng đúng hơn trong sự cẩn trọng này?

Tôi nghĩ chúng ta đi theo đúng hướng.  Bản thân tôi được chịu chức trong cơn khủng hoảng hậu 68, lúc người ta tống khứ đi tất cả các quy tắc của sự cẩn trọng, không hẳn với ý muốn làm chuyện xấu, nhưng là để bỏ mọi khuôn khổ đã có từ trước đến bây giờ. Sư khôn ngoan của Giáo hội trước đây khi giữ một vài khoảng cách, chẳng hạn ở tòa giải tội, có thanh chắn ngăn người xưng tội với linh mục.

Người ta đã triển khai một loại tinh thần rousseau, đi từ ý tưởng, rằng những gì thanh khiết thì mọi sự thanh khiết, rằng mọi sự sẽ tốt nếu mình không có ý xấu. Đó là quên đi tội nguyên tổ. Sự thận trọng là để bảo vệ những người yếu.

[…]

Cha nghĩ thế nào về một vài cộng đoàn  hay chủng viện «đi tuyển»  còn một số khác thì không đi tuyển gì hết?

Người trẻ ngày nay, một khi dấn thân thì họ không muốn dấn thân vào một cái gì không vững chắc. Nếu chúng ta bắt đầu bằng cách nói rằng, sắp tới đây sẽ không còn linh mục, và giải thích rằng, linh mục không nên lộ diện, rằng linh mục không có uy quyền, thì đó là hỏng. Chúng ta không lôi kéo được ai bằng các hoài nghi. Nơi nào có ơn gọi là khi nơi đó có một hình ảnh trong sáng của linh mục và một ý chí xây dựng. Tôi không thấy làm sao một người trẻ lại muốn liều đời mình cho một cái gì không rõ ràng và không có tương lai. Đó là tự tử.

Thách thức ở đây, đó là tình phụ tử của chức thánh. Trong nhiều trường hợp, người ta đào tạo những người mờ mờ ảo ảo, đặt người khác lên đàng trước và không có uy quyền. Người ta không chuẩn bị cho họ phải chạm trán với thế giới. Trong khi linh mục là một người cha, người xây dựng nền tảng, người phải chiến đấu để chống lại tình trạng dửng dưng và phải đi tới đàng trước. Nếu khởi đi từ ý tưởng, linh mục là người thuyên chuyển thường xuyên, là đại diện địa phương của giám mục mà không có một đặc sủng cá nhân nào, thì người ta đi đến bức tường.


(
Anrê Trần Lam Hồng chuyển dịch, phanxico.vn 29.06.2016/
famillechretienne.fr, Jean-Marie Dumont, 2016-04-11)