Mêhicô: “Linh mục không sợ các tên buôn ma túy”

“Linh mục không sợ các tên buôn ma túy”: Đó là tựa của chứng từ về đời sống của cha José Alejandro Solalinde Guerra được đăng trên báo Osservatore Romano tiếng Ý ngày 18 tháng 5. Báo Zenit dịch lại toàn văn bài báo này.
Mêhicô “Linh mục không sợ các tên buôn ma túy”
Linh mục Alejandro Solalinde, 72 tuổi và mạng sống của cha được treo giá 1 triệu đôla. Những người Los Zetas, trùm buôn ma túy cực mạnh ở Mêhicô, nổi tiếng bạo lực không gớm tay đã ra giá như trên. Linh mục Alejandro là ứng viên của Giải Nobel hòa bình, từ nhiều năm nay, cha thách thức các tổ chức buôn ma túy và cảnh sát tham nhũng, cha tố cáo bạo lực do họ gây ra cho những người không giấy tờ, những người nghèo nhất. Cha bảo vệ người di dân, các trẻ vị thành niên, những người một khi ở trong tay các tên buôn ma túy, thường bị họ bắt phạm tội ác hoặc lợi dụng thân xác những người này. Đó là câu chuyện cha kể với Đức Phanxicô khi giới thiệu với ngài quyển sách “I narcos mi vogliono morto” (Những kẻ buôn ma túy muốn tôi chết, Bologna 2017, Editrice missionaria italiana), quyển sách cha cùng viết với nữ ký giả Lucia Capuzzi của báo “Avvenire”.Cha Alejandro thố lộ: “Tôi không sợ chết, nếu mình yêu và có đức tin thì mình không thể sợ chết”. Ngài nhiệt thành nói về trung tâm “Hermanos en el camino” (Anh em trên đường) được cha thành lập cách đây mười năm ở Ixtepec, miền Nam Mêhicô. Trung tâm này hàng năm có 20 000 người di dân quá cảnh, bây giờ những người di dân này là các “nhân vật quan trọng nhất của sự thay đổi: là người nghèo với các giá trị của mình, họ có thể cứu những người giàu ở miền Bắc khỏi cảnh khốn nghèo do chủ nghĩa vật chất, họ trở thành dấu hiệu của sự cứu rỗi và sự đột nhập của Chúa trong lịch sử”.

Linh mục tố cáo: “Ở Mêhicô, từ năm 2006 đến nay, những tên buôn ma túy đã giết 250 000 ngàn người: 25 000 người mỗi năm. Và người ta không có tin tức gì về 27 000 người bị bắt cóc”. Vì thế cha Alejandro ở bên cạnh các “bà mẹ đã mất mọi dấu vết của con mình, họ tuyệt vọng tìm con cái trong các hố chôn tập thể, không có công chính, không có một quyền gì”. Và cũng chính vì các quyền này mà phái đoàn đại diện “Chapos Refugee Group” đã đề cập đến vấn đề này với Đức Phanxicô, sau đó họ được Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, bộ trưởng ngoại giao đón tiếp.

Chuộc lỗi và ý muốn thay đổi tận căn đời sống” là động lực đã thúc đẩy chín tù nhân tuổi vị thành niên của Airola và của Catanzaro đi gặp Đức Phanxicô. Ông Antonio di Lauro, giám đốc nhà tù Campani giải thích: “Từ nay, đây là cuộc hẹn hàng năm được các người trẻ này mong chờ”. Linh mục Liberato Maglione, người phụ trách nhà nguyện nói: “Đức Giáo hoàng là người có thể làm cho các người trẻ nhiệt thành đi theo con đường phục hồi. Đối với các em, đây là một kinh nghiệm rất quan trọng, vì các em cảm thấy mình được Đức Giáo hoàng đón nhận, và các em có thể dựa trên cuộc gặp gỡ này để tăng trưỏng về mặt nhân bản và thiêng liêng trên con đường của các em”. Sự hiện diện của ông Michele Napolitano, thị trưởng thành phố Airola, ông phụ tá thị trưởng, ông chủ tịch hội đồng thành phố nói lên sự “dấn thân của cả cộng đoàn đã giúp các em vị thành niên tái hội nhập vào xã hội”. Tại quảng trường Thánh Phêrô, cũng có các nhân viên an ninh nhà tù, các đại diện của các tổ chức theo sát sự đào tạo các tù nhân.

Đón nhận và lắng nghe“ là các từ quan trọng để mô tả công việc làm của cộng đoàn Caritas giáo xứ Sant’Eligio, ở Prenestina, vùng ngoại vi rất xa của thành phố Rôma. Ông Enrico Valeriano, người có trách nhiệm trong cộng đoàn giải thích: “Chúng tôi thật sự có vấn đề xã hội với vùng ngoại vi. Chúng tôi đã mở được năm trung tâm cho người di dân, sự trợ giúp vật chất đi đôi với sự nâng đỡ về mặt thiêng liêng, đến mức chúng tôi có thể dạy giáo lý và tổ chức các thánh lễ bằng tiếng Anh cho người di dân”.

Trong một vòng ôm thân tình, Đức Phanxicô sau đó đã đón hàng trăm thân nhân của các nạn nhân thảm kịch đã xảy ra cách đây bốn tháng ở Rigopiano. Ông Gianluca Tanda, chủ tịch ủy ban các gia đình lên tiếng: “Chúng tôi ở đây, tín hữu hay không tín hữu, chúng tôi sống chung giây phút thiêng liêng với nhau để tương trợ nhau trong sự đau khổ”. Họ cho Đức Phanxicô xem hình người thân của họ đã chết trong vụ khổi lở. Và tất cả, tay cầm một cành hoa trắng, đã ném một cách tượng trưng lên trời các bong bóng trắng. Sau đó Đức Phanxicô chào một gia đình ở Amatrice, gia đình này bị thiệt hại nặng nề trong vụ động đất ở đây năm vừa qua.

Ông Ferruccio Sillari cho biết: “Đức Phanxicô đã không quên khuyến khích nhóm “Ông bà nội-ngoại hạnh phúc”, nhóm có cả ngàn hội viên, tất cả đều có điểm chung là “yêu thương cháu chắt”. Ông Ferruccio Sillari sống hết mình trong vai trò người ông của mình, dù ông bị bệnh phải ngồi xe lăn. Ông trìu mến nghe cháu của mình đọc một câu thơ ngắn cho Đức Giáo hoàng nghe.

Cuối cùng, Đức Phanxicô tiếp các người trẻ đến từ Paraguay, các em bị bệnh và bị khuyết tật. Trong số các em, có em Matteo Kawaguchi, người Argentina bị hội chứng Down, em hứa với Đức Phanxicô là em sẽ làm món pizza đặc biệt với thịt dăm-bông và ớt ngọt, đó là món nghề của em. Em Matteo, 22 tuổi làm việc trong một tiệm pizza ở Buenos Aires, em là người duy nhất bị khuyết tật tinh thần đi tranh chức vô địch thế giới của những người làm pizza ở Parme. Cùng với các người bệnh có linh mục Carlo Abbate, phụ trách nhà hưu dưởng Rôma Villa Speranza, nơi Đức Phanxicô đã đến thăm ngày 16 tháng 9-2016 trong chương trình thăm viếng các ngày thứ sáu lòng thương xót. Cha Carlo cho biết: “Tôi ở bên cạnh ba mươi bệnh nhân ở giai đoạn cuối, mang lại cho họ dấu chỉ quan trọng của sự sống, từ giây phút đầu đến giây phút cuối và luôn bảo đảm phẩm cách của sự sống”.

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: Phanxico