Đức Hồng y Christoph Schönborn
Hồng y Vienna chúc mừng người mới đoạt giải Nobel vật lý từ Áo: “Người đối thoại và nhà khoa học đẳng cấp thế giới không coi khoa học là lý do để loại trừ siêu việt”
Hồng y Christoph Schönborn ở Vienna đã bày tỏ “với vui mừng lớn lao” trước việc công bố giải thưởng Nobel vật lý cho Anton Zeilinger và ca ngợi ông là một “nhà khoa học tự nhiên mở ra với siêu việt và người đối thoại đẳng cấp thế giới”. Tổng Giám mục Vienna nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với Kathpress hôm thứ ba: “Tôi xếp ông ấy vào hàng các nhà khoa học tự nhiên rất vĩ đại”. Đối với Đức Hồng y, Zeilinger là “một trong những nhà khoa học không coi khoa học của họ như lý do để loại trừ siêu việt”.
Ngay từ năm 1996, Zeilinger, khi đó là giáo sư vật lý thực nghiệm tại đại học Innsbruck, đã được trao giải thưởng Hồng y Innitzer danh giá của Tổng giáo phận Vienna. Hồng y Schönborn đã trao giải thưởng cho Zeilinger, cùng với điều này, sau đó đã có những cuộc gặp gỡ và trò chuyện. Hồng y Schönborn nói: “Tôi nhớ rất rõ một cuộc thảo luận với giáo sư Zeilinger và các nghiên cứu sinh tiến sĩ của ông ấy về sự sáng tạo và tiến hóa. ” Đối với Zeilinger, mối quan hệ giữa khoa học và đức tin “luôn là một đề tài”.
Nhà vật lý lượng tử tín hữu
Trong sự nghiệp của mình, Zeilinger thường lên tiếng ủng hộ sự cùng tồn tại của khoa học và tôn giáo. Theo quan điểm của ông, xung đột chỉ xảy ra khi một trong hai ngành vượt quá lĩnh vực năng lực của nó. Trong khi vào đầu thời Trung cổ, Giáo Hội giữ một phần vị trí không thể chống lại được, ngày nay những vi phạm như vậy đến từ khoa học tự nhiên. Một phần đại diện của nó tin rằng, họ có thể bác bỏ hoặc chế giễu một thế giới quan tôn giáo – đó là “vô nghĩa” bởi vì: “Chúa không thể hiểu được”. Zeilinger coi việc tìm kiếm sự tổng hợp của cả hai lĩnh vực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tương lai.
Zeilinger cũng nhiều lần giảng chuyên biệt về chủ đề “Lý trí và đức tin”. Vào năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 25 năm linh mục của Đức Tổng Giám mục Franz Lackner, ông đã trích dẫn một người đoạt giải Nobel vật lý khác, Werner Heisenberg (1901-1976): “Thức uống đầu tiên từ cốc khoa học tự nhiên làm cho vô thần, nhưng ở dưới đáy cốc, Chúa chờ đợi.” Ông cũng có ấn tượng về một câu nói của Đức Hồng y Joseph Ratzinger: “Không có đức tin nào mà không nghi ngờ gì nữa, nhưng người tin Chúa có thể tự an ủi mình rằng, ngay cả những người không tin đôi khi cũng nghi ngờ.”
Giải Nobel Vật lý được trao cho Zeilinger đã được công bố hôm thứ Ba (04.10.2022) tại một cuộc họp báo ở Stockholm. Cùng với người từ Thượng Áo (Zeilinger, ND) 77 tuổi, tiếp theo là một người Pháp Alain Aspect và người Mỹ John F. Clauser cũng được công bố là những người chiến thắng giải thưởng. Theo luận cứ của hội đồng giám khảo: Cả ba đã thực hiện các thí nghiệm đột phá với các trạng thái lượng tử đan xen, trong đó hai phần hoạt động giống như đơn nhất, ngay cả khi chúng tách biệt. Kết quả sẽ mở đường cho các công nghệ dựa trên thông tin lượng tử, chẳng hạn như máy tính lượng tử.
Zeilinger xuất thân từ Ried im Innkreis (Thượng Áo) và được coi là người tiên phong trong việc truyền tải thông tin lượng tử giữa các photon, trong đó ông đã đạt được nhiều đột phá và lập kỷ lục truyền tải trong những thập kỷ gần đây. Zeilinger – Người mới đoạt giải Nobel chỉ ra: Vật lý lượng tử hiện đã thực hiện bước đi từ ngành triết lý sang ứng dụng công nghệ, nhưng nhiều câu hỏi cơ bản vẫn chưa được trả lời. Zeilinger cùng với Aspect và Clauser, sẽ nhận được giải thưởng mười triệu đồng Krona Thụy Điển (gần 920.000 Euro), tại Stockholm vào ngày 10 tháng 12, ngày kỷ niệm ngày mất của người sáng lập Alfred Nobel.
(Lời người dịch: Giải Nobel vật lý năm 2022 có tên của Zeilinger, một tín hữu Công giáo, giáo sư tại đại học Vienna, Áo. Nhân dịp công bố đáng mừng này, Đức Hồng y Schönborn, tổng giám mục Vienna, đã có một vài nhận định về người mới thắng giải nầy.)