(WHĐ/CNA) — Bộ trưởng Gia Đình của Hungary đã nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng: Đất nước Hungary đang phải thúc đẩy các chính sách bảo vệ gia đình chính vì bản sắc Kitô giáo của họ đang bị đe dọa.
Bà Katalin Novák, Bộ trưởng Bộ Gia Đình của Hungary nhận định với CNA trong một cuộc phỏng vấn vào hôm thứ Tư như sau: “Nếu chúng ta từ bỏ bản sắc Kitô giáo, thì chúng ta sẽ đánh mất căn tính của chính mình, không còn là người Hungary hay người châu Âu nữa”.
Bà Novák đã phát biểu tại Hội nghị thường niên lần thứ hai về những chính sách về gia đình trên đồi Capitol vào hôm thứ Tư, một hội nghị được đồng tổ chức với Đại sứ quán Brazil. Bà đã tham gia hệ thống quan chức nhà nước từ thời tổng thống Trump, bà là thành viên của nghị viện, và là một trong các đại diện của các tổ chức phi chính phủ trong cuộc thảo luận về cách thức mà chính phủ có thể dùng để cổ võ chính sách hỗ trợ các gia đình.
Tỷ lệ sinh ở Hungary hiện nay thấp hơn mức trẻ cần được sinh ra để thay thế. Văn phòng Thống kê trung ương của đất nước này ước tính tổng tỷ suất sinh chỉ ở mức 1,48 ca trẻ được sinh ra nơi một người phụ nữ. Bà Novak cho biết thêm: Các quốc gia trong Liên minh châu Âu đều có tỷ lệ sinh dưới mức trẻ cần được sinh ra để thay thế. Và theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, cả ở Đông Âu và Tây Âu, ước tính tổng tỷ lệ sinh là 1,657 và 1,683 ca sinh nơi một phụ nữ trong các năm từ 2015 đến 2020, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trẻ cần được sinh ra để thay thế là 2,1.
Bà Novak còn cho CNA biết thêm: “Chúng tôi sắp phải đối diện với một thách thức về nhân khẩu”. Trong khi một số quốc gia có thể dựa vào nguồn dân nhập cư, Hungary đang cố gắng đảo ngược xu hướng này bằng cách thực hiện hai phương thế: hỗ trợ tài chính để các gia đình có thể sinh thêm con và cổ võ một nền văn hóa phò sự sống đồng thời muốn có một gia đình đông người.
Bà Novák cho biết thêm vào hôm thứ Năm rằng: vào năm 2011, tỷ lệ sinh ở Hungary là 1,23. Điều này khiến chính phủ phải đặt ra những câu hỏi như, lý do đằng sau hiện tượng này là gì, và chúng ta có thể làm gì được đây ?
Nguồn: CNA