Nghiên cứu mới: Vải liệm Turin chứa máu của người bị tra tấn

Elvio Carlino, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Tinh thể học, cho biết, các hạt siêu nhỏ gắn liền với sợi vải lanh của tấm vải liệm Turin “đã ghi lại một cảnh tượng đau khổ dữ dội, mà nạn nhân của cảnh tượng ấy là người được bọc trong tấm vải liệm này.”
a

Giáo sư Giulio Fanti của Đại học Padua nói, các hạt siêu nhỏ này được gọi là “nanoparticles” (hạt nano). Và những hạt nanoparticle này thì không có trong máu của người khỏe mạnh, bởi chúng chứa hàm lượng cao các chất gồm creatinine và ferritin, vốn chỉ có trong những bệnh nhân bị chấn thương nặng như bị tra tấn.

Fanti nói: “Vì vậy, việc tìm thấy sự hiện diện của những hạt nano sinh học trong các cuộc thí nghiệm của chúng tôi, cho thấy người đàn ông được bọc trong tấm vải liệm Turin đã chịu một cái chết đau đớn.”

Những nhà khoa học nghiên cứu vải liệm Turin gần đây nhất, đã công bố những phát hiện và phép đo lường của họ tạp chí PlosOne của Hoa Kỳ, với tiêu đề “New Biological Evidence From Atomic Resolution Studies on the Turin Shroud” (Bằng chứng sinh học mới từ những Nghiên cứu Nguyên tử trên tấm vải liệm Turin).

Cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Instituo Officia dei Materiali ở Trieste và Viện Nghiên cứu Tinh thể học ở Bari, cả hai đều thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia của Ý, cũng như thuộc Khoa Kỹ thuật Công nghiệp thuộc trường Đại học Padua.

Những phát hiện này mâu thuẫn với những tuyên bố phổ biến cho rằng tấm vải liệm đã được vẽ lên ở thời trung cổ. Giáo sư Fanti nói, những đặc tính của các hạt nano “trên thớ vải của tấm vải liệm là không thể do nhân tạo.”

Experts claim the linen cloth, believed to have been used to wrap Christ's body after crucifixion, contains 'nanoparticles' which are not typical of the blood of a healthy person

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu được thực hiện để xác định tính xác thực và nguồn gốc của tấm vải. Giáo hội Công giáo chưa đưa ra quan điểm chính thức về tính xác thực của di vật này. Tấm vải hiện đang được đặt tại Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả (John the Baptist) ở Turin, Ý. Hôm 21/6/2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi thăm viếng thánh đường đã quỳ cầu nguyện trước tấm vải thánh.

Tấm vải dài 14 foot, rộng 3,5 foot này có hình ảnh của một người đàn ông sau khi qua đời – đã bị đóng đinh và tra tấn tàn nhẫn trước đó. Hình ảnh trở nên rõ ràng hơn khi được chụp âm bảm.

Cuộc nghiên cứu tấm vải liệm Turin kể trên được thực hiện ở cấp độ nano mét – từ 1 đến 100 nanomét. Một nanomét là một phần tỷ của một mét. Carlino nói: “Những phát hiện mới này chỉ có thể được tìm ra bằng những phương pháp mới, vốn được phát triển gần đây trong lĩnh vực kính hiển vi điện tử.”

Theo National Catholic Register