Người công giáo xứng đáng hưởng những bài giảng hay hơn

Linh mục Dòng Tên Jim McDermott, phụ tá tổng biên tập trang America có năm lời khuyên để bài giảng được hay.

Đức Phanxicô giảng trong thánh lễ phong chức 9 tân linh mục tại Đền thờ Thánh Phêrô ngày 26 tháng 4, ngài xin các tân linh mục đảm bảo để bài giảng của mình không bị nhàm chán. (Ảnh CNS / Paul Haring)

Tuần này, cha Vincent Mary Carrasco, O.F.M. Cap. đã tweet một câu hỏi làm rộ các tài khoản Twitter công giáo về điều gì đó, nhưng may thay nó không liên quan đến việc miễn chích vắc-xin vì lý do tôn giáo hay về thánh lễ la-tinh: câu tweet nhận cả tấn câu trả lời sâu sắc. Cũng có một số câu vui nhộn. Một người viết: “Xin đừng dùng bong bóng bay, đừng dùng khí lỏng helium hoặc loại gì khác.” “Xin làm ơn đừng có bong bóng.” Một người khác nói: “Đừng bảo tôi quay sang người bên cạnh và nói điều gì đó. Không bao giờ.”

Tôi có những cái mà tôi vốn không chấp nhận nổi, như đem trẻ con ra làm đạo cụ trong các bài giảng (đặc biệt trong thánh lễ Nửa Đêm, tôi hiểu ngụ ý khi làm thế, nhưng mà đấy là con cái người ta, họ sẽ xót lắm); các bài giảng không nhắm đến đối tượng của mình (thánh lễ gia đình không cần bài giảng về kế hoạch hóa gia đình tự nhiên, người lớn tuổi đi lễ mỗi buổi sáng cũng vậy); những cha xem người nghe giảng như những tội nhân tuyệt vọng hoặc như những đứa trẻ.

Với tất cả khiêm tốn mà bạn có thể mong chờ ở một tu sĩ Dòng Tên, đây là năm gợi ý hàng đầu của riêng tôi dành cho các vị đi giảng ngày nay.

Thực tế là, người công giáo có rất nhiều lời khuyên hay ho cho các linh mục của mình. Với tất cả khiêm tốn mà bạn có thể mong chờ ở một tu sĩ Dòng Tên, đây là năm gợi ý hàng đầu của riêng tôi dành cho các vị đi giảng ngày nay, gom lại từ các phản hồi trực tuyến của cha Vincent Mary và của chính cuộc sống của tôi.

1- Hãy ngắn gọn, vững mạnh, cuốn hút

Nếu chương trình “Family Feud” đưa ra câu hỏi “Người công giáo muốn gì về bài giảng” thì chắc chắn câu trả lời số một sẽ là “ngắn gọn hơn.” Thường thường các cha giảng quá dài – nhưng họ thường phàn nàn người khác cũng giảng lâu như vậy. (Dĩ nhiên là không phải tôi, đó là những người khác, họ toàn làm như vậy.)

Cá nhân tôi, tôi nghĩ bài giảng ngày chúa nhật 10 phút là khá dài. Bạn muốn đẩy con số này lên mười hai, tốt thôi, nhưng nếu nhiều hơn nữa là bạn bỏ vận may của mình. Như một người ghi nhận trên Twitter: “Bạn nên xem lại khả năng tập trung của giáo dân. Bài giảng không phải là cuộc thi về sức bền dai (hoặc tình huống giữ con tin)”.

Nếu chương trình “Family Feud” đưa ra câu hỏi “Người công giáo muốn gì về bài giảng” thì chắc chắn câu trả lời số một sẽ là “ngắn gọn hơn.”

Một số người cho rằng, có một số cộng đồng văn hóa hoặc giáo xứ nào đó thích nghe những bài giảng dài… điều đó cũng tốt… nếu thật như vậy. Tôi đã dâng nhiều thánh lễ, kể cả ở một vài giáo xứ của cộng đồng người Da đen, mà các linh mục khác nói với tôi, giảng càng lâu càng tốt. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe ai phàn nàn về bài giảng quá ngắn.

Trong ngành kịch nghệ, người ta thường nói, vào sân khấu trễ nhất có thể, nhưng ra nhanh nhất nếu được. Nói cách khác: Đừng đi quá thời gian khán giả đón nhận mình.

Hay như một phản hồi trên Twitter: “Đẻ trứng rồi rời tổ.”

2- Các cha Dòng Tên: Xin bỏ kiểu ba điểm của bạn đi

Đã từng có thời, tu sĩ Dòng Tên chúng tôi tất cả đều được học rằng, bài giảng phải có ba điểm. Một vài vị thánh có thể nghĩ, đây chắc có nguồn gốc từ Chúa Ba Ngôi. Thành thật mà nói, tôi nghĩ có nhiều khả năng để thấy, nguồn gốc thực tế của nó là do chúng tôi được đào tạo quá nặng về học thuật. Cấu trúc bài luận tiêu chuẩn đòi hỏi ba điểm hỗ trợ cho ý của bạn.

Dĩ nhiên tôi đã nghe một số bài giảng rất hay được viết cách này cách kia như một bài khảo luận. Nhưng cơ bản bài giảng không phải là một lập luận. Bài giảng không phải để cho bằng chứng hay để thuyết phục người nghe về một điều gì đó. Chúng ta không ở Tòa thị chính hay ở một hội nghị chuyên đề. Chúng ta đang ở nhà thờ. (Như một phản hồi trên Twitter, “Nếu muốn đi dạy, mời cha cứ mở lớp học.)

Tôi chưa bao giờ nghe ai phàn nàn về bài giảng quá ngắn.

Là người công giáo, chúng ta tin rằng Chúa Kitô ở bốn nơi trong phụng vụ – ở Lời, ở bí tích Thánh Thể, ở người trình bày và ở cộng đồng. Một bài giảng cũng phải cố gắng giúp giáo dân trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, giống như cách họ được đón nhận khi họ vào nhà thờ, đọc các bài đọc hoặc cách chúng ta cầu nguyện qua lời cầu nguyện Thánh thể phải được thực hiện theo cách mời gọi mọi người vào cuộc gặp gỡ với Chúa. (Các bạn thổi qua Phúc âm hay qua thổi lời cầu nguyện: Tôi xin hỏi, các bạn đang làm gì? Các bạn hy vọng hội thánh rút ra được điều gì từ đó?)

Vào cuối bài giảng, bạn muốn giáo dân có một cái gì đó rõ ràng để họ mang về nhà, một điều gì đó để nhai đi nhai lại hoặc một cánh cửa mới để thử đi vào đời sống thiêng liêng của mình.

Những gì chúng ta làm trong phụng vụ không phải là làm một cách trình diễn nhưng nó gợi lên một cách tương tự như sân khấu. Chính lời nói và cử chỉ (và thị giác, âm thanh và mùi hương) đã đưa giáo dân lên đường và cho họ cơ hội để kết nối với Chúa, trong thời điểm hiện tại và cả trong tuần tới. Bạn không cần ba điểm, bằng chứng hỗ trợ hoặc tuyên bố luận điểm để làm điều đó. Trên thực tế, cách tiếp cận đó dễ dàng gây trở ngại.

Như một người nói trên Twitter, “Vợ tôi và tôi, chúng tôi nghĩ những bài giảng hay nhất mà chúng tôi nghe có một thông điệp trọng tâm đi theo chúng tôi trong tuần đó và có thể tóm tắt trong một câu tweet.” Đó là tất cả những gì chúng ta cần: một điều gì đó đơn giản để nhớ. Nếu bạn thực sự thích quy tắc bộ ba, bạn có thể tìm ba cách để vào trong cộng đoàn của bạn – một câu chuyện có ý nghĩa; một cách khám phá Kinh Thánh nào đó; dĩ nhiên từ đó nảy ra ý tưởng cho bài giảng của bạn; một trích dẫn, bài thơ hoặc một cái gì đó khác.

Vào cuối bài giảng, bạn muốn giáo dân có một cái gì đó rõ ràng để họ mang về nhà, một điều gì đó để nhai đi nhai lại hoặc một cánh cửa mới để thử đi vào đời sống thiêng liêng của mình.

3- Đừng ngại dùng đến hài hước

Vào lúc này, một trong các giáo sư phụng vụ yêu quý của tôi đang hét lên và viết “KHÔNG” trên màn hình máy tính của ông, và tôi chắc chắn những người khác cũng vậy. Tất cả chúng ta đều nghe một mục tử cảm thấy như họ phải bắt đầu bài giảng bằng câu chuyện cười về câu cá hoặc “Vòng kết nối gia đình”. Vài tuần tốt đẹp cả. Một số mục tử đã thành công tuần này qua tuần khác. Nhưng đa số, khi bạn nghe một trong những bài giảng này, bạn có cảm tưởng như nhà thờ đang chầm chậm tan thành cát bụi chung quanh bạn.

Vấn đề của việc bắt đầu bài giảng bằng lời nói đùa, là khi nó chẳng liên quan gì đến điểm thực tế mà bạn muốn đưa ra hoặc lời mời mà bạn đang mời, đó là một chiến thuật rất tệ. Bắt đầu bài giảng là điểm bạn phải làm sao để thu hút sự chú ý của cử tọa. Là người đi giảng, đó là điều cơ bản bạn phải chú ý. Bạn mất thì giờ cho một trò đùa trẻ con ợ hơi, có thể vào cuối thánh lễ bạn sẽ nghe nhiều giáo dân nói: “Thưa cha em bé đó thật vui.” Nhưng đó rất có thể là những gì họ nhớ được từ bài giảng của bạn. Và như thế thật khó mà gọi nó là “Làm tươi mới Lời Chúa”

Như một người đã viết trên mạng: “Đó là Hy Lễ. Không phải đêm hài độc thoại tự do”.

Thông thường, bắt đầu bằng một câu chuyện cười cũng có thể là báo cho giáo dân, bạn không có gì để nói hoặc bạn không xem trọng việc này. Và điều này có vẻ như tự mê. Quan trọng bạn nên nhớ, bài giảng không phải là bạn. Như một người đã viết trên mạng: “Đó là Hy Lễ. Không phải đêm hài độc thoại tự do.”

Nhưng sau nhiều năm, Tôi thấy hài hước, ở nhiều thể loại khác nhau – từ chuyện đùa cợt đến chuyện tự trào, đến việc sắp xếp lại Kinh thánh theo một cách hài hước – là một công cụ phi thường.

Theo nhiều cách, nó phụ thuộc vào sự hiểu biết và làm giảm kỳ vọng của mọi người. Thực tế là đa số chúng ta có kinh nghiệm không tốt với các bài giảng, chúng ta thường thấy nhàm chán – hoặc tệ hơn là cảm thấy mình bị xúc phạm. Vì thế chúng ta cần phải xem lại, ít nhất là một chút. Khi người đi giảng tìm cách làm cử tọa ngạc nhiên, họ thách thức các mong chờ này. điều này làm cho mọi người vui lên.

Tôi thấy hài hước, ở nhiều thể loại khác nhau – từ chuyện đùa cợt đến chuyện tự trào, đến việc sắp xếp lại Kinh thánh theo một cách hài hước – là một công cụ phi thường.

Theo kinh nghiệm của tôi, phần lớn trong việc làm tươi mới Lời Chúa là tìm cách làm cho mới lại chuyện đã quen. Kinh Thánh đầy những chuyện điên rồ, cá voi nuốt chửng người, phụ nữ chặt đầu các vị vua và Chúa thực sự đã nhận chìm cả thế giới trong cơn giận dữ. Và chúng ta tất cả đã nghe nhiều lần, gần như không ghi thêm gì được nữa. Ồ, Ngài đã chết, Ngài từ cõi chết sống lại, rồi Ngài xuyên tường, nhưng Ngài vẫn còn vết thương trên tay? Cool, cool, cool. Bây giờ tôi sẽ ăn sáng gì đây?

Khi bạn bỏ thì giờ ra để “nghiên cứu Kinh Thánh”, nếu bạn muốn nêu bật lên nét kỳ lạ hoặc vô lý hoặc nêu lên với những lời nói khó nghe và những mâu thuẫn kiểu ông Giacóp chiến đấu với Thiên thần, bạn phải nghĩ đến cộng đoàn. Và nếu bạn thích làm chuyện này, rất có thể bạn sẽ giúp người khác cảm thấy thoải mái hơn khi họ tự đọc Kinh Thánh.

Đôi khi, qua bài giảng bạn có thể tạo ra cảm giác hy vọng bằng hài hước. Nhưng đôi khi không hẳn phải cố gắng hài hước, nhưng là chấp nhận cuộc sống nó đã là như vậy.

Chúa nhật Phục sinh đầu tiên trong đời linh mục của tôi, tôi cử hành thánh lễ 11:30 tại giáo xứ Gesu ở Milwaukee, Wisconsin. Thánh lễ rất đông. Sau bài giảng tôi phải rửa tội cho ba em bé. Giáo xứ Gesu có một nghi thức nhỏ, sau mỗi lần rửa tội, ca đoàn hát một bài hát trong khi linh mục bế đứa bé lên. Nó rất giống cảnh  “Vòng tròn sự sống” trong phim “Vua sư tử”.

Khi tôi nâng em bé đầu tiên lên, nó tè trên tay tôi. Tôi không biết em bé uống gì sáng hôm đó, nhưng cũng khá nhiều và tràn xuống sàn.

Có một truyền thống rất lâu đời trong giáo xứ, theo đó ngày lễ Phục sinh, người giảng phải làm cho cộng đoàn cười thật to, vang cả nhà thờ. Để diễn tả sự thật chúng ta đã học, cái chết không phải là hết, Chúa Kitô cứu chúng ta khỏi cái chết và tội lỗi của chính chúng ta.

Đôi khi, qua bài giảng bạn có thể tạo ra cảm giác hy vọng bằng hài hước. Nhưng đôi khi không hẳn phải cố gắng hài hước, nhưng là chấp nhận cuộc sống nó đã là như vậy.

4- Đừng đổ lỗi cho Chúa Thánh Thần vì bạn thiếu chuẩn bị

Vào một thời điểm trong quá trình đào tạo của tôi, tôi biết có cha giảng lễ trong tuần từ 15 đến 20 phút. Đó là ác mộng – dù tôi phải chấp nhận, thường thường ít nhất cha cũng có một điểm hay.

Có một lần cha chia sẻ với chúng tôi, đến giai đoạn này trong đời của cha, cha không cần phải chuẩn bị bài giảng: “Tôi tin vào Chúa Thánh Thần.” Với tất cả những ai cảm nhận như vậy, tôi có thể xin bạn xem lại việc phân định của bạn không? Có phải là Thần Khí đang nói hay là do ly rượu thứ ba trong bữa ăn tối hôm qua của bạn?

Bạn để ngày này qua ngày khác để trau dồi bài giảng nhưng nó tệ đến mức sau đó bạn không dám nhìn vào mắt giáo dân.

Một trong những điều tôi học được sau khi chịu chức là bài giảng khó hơn tôi nghĩ nhiều. Bạn để ngày này qua ngày khác để trau dồi bài giảng nhưng nó tệ đến mức sau đó bạn không dám nhìn vào mắt giáo dân. Có những lần, bạn không thể tìm cách để kết thúc bài giảng chết tiệt này, cho đến khi bạn thật sự đang ở trên tòa giảng, và rồi bằng cách nào đó, nó lại được kết thúc một cách huyền diệu.

Nhưng một điều khá đúng đối với đa số chúng tôi, là nếu chúng tôi không chuẩn bị bài giảng trước, thì bài giảng có thể sẽ dài, quanh co, lặp đi lặp lại hoặc đơn giản là trống rỗng.

Nhưng một điều khá đúng đối với đa số chúng tôi, là nếu chúng tôi không chuẩn bị bài giảng trước, thì bài giảng có thể sẽ dài, quanh co, lặp đi lặp lại hoặc đơn giản là trống rỗng. Đó là khi bạn nhận được, như các cư dân viết tweet đã nêu bật, bảy phút trên “các kỳ nghỉ cuối cùng của tôi” hoặc đoạn kể lại Phúc âm mà chúng ta vừa nghe hoặc bộ phim cuối cùng chúng ta xem (trong khi trong bụng chúng ta đang tìm kiếm một điểm để thực hiện) hoặc dựng lại ý tưởng những bài giảng yêu thích của mình. Các bài thành công của chúng ta không quá tuyệt vời khi bạn đã nghe chúng vào tuần trước và tuần trước đó.

Rất có thể cuộc sống của chúng ta đang quá tải với những trách nhiệm khi số lượng linh mục ở Hoa Kỳ ngày càng giảm dần. Chính xác các nhà lãnh đạo chúng ta mong chờ gì ở chiếc thuyền bị rò rỉ này sẽ nổi như thế nào? Đôi khi tôi thấy mắc vậy.

Nhưng dù như vậy, thì cũng phải xem lại, bài giảng đứng ở đâu trong mục các chuyện ưu tiên phải làm trong tuần. Tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta, kể cả tôi – cuối cùng cũng nghĩ chúng ta đã dò kỹ, cũng đã chuẩn bị nhiều tối hôm trước. Đôi khi, có lẽ đó là tất cả những gì chúng ta nghĩ chúng ta có thể làm. Nhưng không phải là dành chỗ cho Chúa Thánh Thần để Ngài cho chúng ta những ý mới.

5- Hãy có tinh thần nhân văn

Về một mặt nào đó, đây là điểm quan trọng nhất cho tất cả, và nếu đây không phải là công bố trong gia đình thì tôi sẽ đặt tiêu đề với một ngôn ngữ nhiều màu sắc hơn để làm rõ điều này. Chức tư tế không phải để sùng bái cá nhân, và một số trong chúng ta chắc chắn bị cám dỗ theo những hướng đó. Để một đứa bé diễn kịch gần sân khấu, v.v.

Như một trong các giáo sư giảng dạy chúng tôi nói: “Không ai muốn nghe về tuyến tiền liệt của bạn.”

Nhưng cử hành thánh lễ và giảng lễ cũng không phải là màn trình diễn “Người hát mặt nạ”(The Masked Singer). Đúng là khi đứng trước cộng đoàn, bạn không nên tiết lộ toàn bộ cuộc sống cá nhân của mình. Như một trong các giáo sư giảng dạy chúng tôi nói: “Không ai muốn nghe về tuyến tiền liệt của bạn.” Hay như một phản hồi trên Twitter: “Tôi tin chắc cháu gái của cha rất đáng yêu. Nhưng tôi không muốn cô ấy là chủ đề của bài giảng”.

Nhưng bạn vẫn là người ở trên cao, cũng như tất cả những người trong cộng đoàn. Và bạn càng có thể trở thành con người thực của bạn – dù điều này có nghĩa là vụng về, dễ bị tổn thương, hài hước hay thậm chí là gay gắt – thì điều này sẽ gây tiếng vang và hữu ích cho mọi người. (Như người giáo sư giảng này đã từng nói với chúng tôi rất mạnh: “Đừng bao giờ rao giảng ở ngôi thứ hai. Bạn là một phần của Giáo hội, bạn không được tách rời. Là chúng ta, chứ không phải quý vị.”)

Nói cách khác, bài giảng không chỉ là những gì chúng ta nói mà là những gì chúng ta truyền đạt theo chính con người chúng ta, cách chúng ta đang có. Khi chúng ta chỉ tay về phía cộng đoàn hoặc khi chúng ta ẩn sau văn bản, không bao giờ ngước mắt nhìn lên, chúng ta đang rao giảng những khối lượng lớn, nếu không muốn nói là lớn hơn chính lời nói chúng ta. Theo một phản hồi trên Twitter: “Bạn đang nói chuyện với giáo dân, chứ không phải đang bảo vệ một luận án tiến sĩ.”

Trong chừng mực chúng ta cảm thấy thoải mái với chính mình, thì dù đó là hài hước hay suy tư, một chút cáu kỉnh hay sốt sắng đúng phép, chúng ta đã làm tốt để cộng đoàn cũng cảm thấy họ được thoải mái.

Phần lớn đời sống thiêng liêng là để bỏ đi những bài học xấu mà chúng ta đã học trong quá trình của mình. Quan trọng nhất trong số đó là quan điểm cho rằng Chúa đòi hỏi chúng ta phải hoàn hảo để chúng ta có thể ở bên nhau. Trên thực tế, con đường duy nhất đích thực để đến với Chúa là chính chúng ta. Trong chừng mực mà chúng ta có thể mô hình hóa điều này, chúng ta đã giảng một bài giảng quan trọng nhất trong tất cả.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxicoi.vn)