Vài năm đã trôi qua kể từ khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI từ chức. Quyết định gây sốc cho nhiều người lúc bấy giờ đã trở nên bình yên được mọi người chấp nhận.
“Sức khỏe của tôi, do tuổi cao sức yếu, không còn phù hợp để thực hiện đầy đủ chức vụ của Thánh Phêrô.”Đức Giáo hoàng Benedicto XVI:
Việc bầu chọn một vị giáo hoàng mới, ban đầu mọi người e ngại khi thấy hai vị cùng kế vị Thánh Phêrô.
Sự hiện diện của vị giáo hoàng danh dự ở Vatican bây giờ là một điều bình thường. Một trong những hành động đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô sau cuộc bầu chọn của ngài là đến chào vị giáo hoàng danh dự.
Ngay cả khi Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm các tân hồng y, việc đầu tiên là họ đến chào Đức Giáo hoàng Benedict XVI.
Bây giờ sự hiện diện của ngài được hiểu rõ hơn, làm rõ ý nghĩa thần học và pháp lý là cần thiết để tránh những hiểu lầm trong tương lai.
Roberto Regoli, Tác giả, “Ngôi vị Giáo hoàng Benedict XVI”:
“Triều đại giáo hoàng trị vì có thể lập một tông hiến hoặc, trong mọi trường hợp, một văn bản pháp lý ràng buộc, để xác định, phân định và làm rõ các chức năng của giáo hoàng danh dự.”
Roberto Regoli đã viết tiểu sử của Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Ông cũng chỉ đạo khoa lịch sử của Đại học Giáo hoàng Gregoria ở Roma.
Để thể hiện sự mới lạ vị trí của Đức Giáo hoàng Benedict, người ta phải nhớ rằng trong quá khứ, nếu một vị giáo hoàng từ chức là đã trở lại vị thế của mình trước công nghị. Trong một số trường hợp, họ thậm chí đã không còn làm hồng y.
Roberto Regoli, Tác giả, “Ngôi vị Giáo hoàng Benedict XVI”:
“Khi một vị giáo hoàng kết thúc tác vụ của mình, là ngài đã trở lại tình trạng trước đây, và tình huống trước đây của Đức Giáo hoàng Celestino V, Peter of Morrone, là một ẩn tu.
Năm năm sau, khi ngài được phong thánh, Giáo hội không gọi ngài là Thánh Celestino V, thay vào đó họ gọi là Thánh Phêrô Morrone.
Trong nhiều thế kỷ, một số vị giáo hoàng đã công khai bày tỏ quan điểm của họ về tình trạng của một giáo hoàng là gì nếu họ từ chức. Chẳng hạn, Đức Giáo hoàng Piô XII đã làm như vậy.
Roberto Regoli, Tác giả, “Ngôi vị Giáo hoàng Benedict XVI”:
“Có một sự thay đổi mới trong thế kỷ 20. Khi Đức Giáo hoàng Piô XII sợ một cuộc xâm lược của Đức Quốc xã đến Vatican, ngài đã chuẩn bị từ chức. Ngài nói nếu ngài bị bắt cóc hoặc bị bắt, Đức quốc xã sẽ không bắt được Giáo hoàng Piô XII, mà họ sẽ bắt được Đức Hồng y Pacelli. Đó là một sự tiến hóa. Đức Giáo hoàng sẽ không chỉ trở thành giám mục một lần nữa, mà ngài còn sẽ trở thành hồng y một lần nữa.”
Bằng cách đưa ra quyết định này, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã đưa ra một cách dứt khoát rằng các giám mục trên 75 tuổi có thể nghỉ hưu và trở thành “giám mục danh dự,” một người như đã được phân định trong Công đồng Vatican II. Điều này là không thể trước đây.
Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã phải quyết định chỉ sau vài ngày, tình trạng của ngài sẽ ra sao sau khi từ chức. Trong 17 ngày giữa ngày tuyên bố từ chức và thực hiện, ngài đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, bao gồm các vấn đề như tiếp tục mặc đồ trắng, cư trú tại Vatican và hạn chế hoạt động công khai. Ngoài ra, ngài giải thích ý nghĩa thần học của việc từ chức của mình.
Đức Giáo hoàng Benedicto XVI, ngày 24 tháng 2 năm 2013:
“Chúa đang kêu gọi tôi ‘leo lên ngọn núi,’ để tận tụy dâng hiến nhiều hơn cho việc cầu nguyện và suy gẫm. Nhưng điều này không có nghĩa là từ bỏ Giáo hội; thật vậy, nếu Chúa yêu cầu tôi điều này thì đúng là để tôi có thể tiếp tục phục vụ nó với cùng một sự cống hiến và cùng một tình yêu mà tôi đã cố gắng làm cho đến bây giờ, nhưng theo cách phù hợp hơn với tuổi tác và sức khỏe của tôi.”
Đây là bài học tuyệt vời cuối cùng của vị giáo hoàng giáo sư, ngài đang dạy cho những người kế vị của mình về vai trò của giáo hoàng danh sẽ dự là gì.
Tuy nhiên, ngoài sự thận trọng, để thiết lập luật pháp chính thức về cả thủ tục từ chức cũng như các quyền hạn và chức vị được trao cho các giáo hoàng danh dự tương lai là rất quan trọng.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn
(thanhlinh.net 07.04.2019)