Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII trong “Mười điều răn thanh thản” của ngài, ngài đưa ra các lời khuyên dưới hình thức các quyết tâm đơn giản để có hạnh phúc trong giây phút hiện tại dưới cái nhìn của Chúa.
Thomas (Anthony Bajon, hàng đầu) và các bạn trong một
cảnh của phim “Cầu nguyện” (La Prière). Một phim tuyệt
vời về phó thác. © Production
Quyết tâm thứ tư: phó thác: “Không có gì ngoài ngày hôm nay, tôi sẽ thích nghi với hoàn cảnh, mà không nghĩ rằng các hoàn cảnh này sẽ chiều theo mong muốn của tôi.”
Mới đọc câu này có vẻ như Đức Gioan XXIII có thái độ chờ trước các thực tế của hoàn cảnh, một loại buông bỏ. Chúng ta hãy yêu các hành động phó thác. Đó là cách hành động của Thánh I-Nhã cũng như chân phước Charles de Foucauld. Chân phước Charles de Foucauld lấy câu “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46) làm điểm khởi đầu và ngài noi gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng Thiên Sai trong tình yêu vô bờ và lòng tin tưởng tuyệt đối của Chúa Con vào Chúa Cha. Cũng như câu “Xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 22, 42) và câu “xin ý Cha thể hiện” (Mt 6, 10), phó thác là ơn phó mình vì tình yêu. Chúng ta có thể hiến mình mà không yêu được không? Phải đọc đi đọc lại bản kinh gốc, một lời chiêm niệm ngắn và đẹp của chân phước Charles de Foucauld (1).
Cho tự do của mình
Lời cầu nguyện của Thánh I-Nhã (2) cũng tuyệt vời, nhà sáng lập Dòng Tên chấp nhận dâng tự do, trí thông minh và ý chí của mình. Nếu Chúa lấy lại tự do, liệu chúng ta có còn là hình ảnh của Chúa không? Chắc chắn tự do này là tự do chọn điều tốt hay điều xấu, nhưng nó cũng có giá trị dưới mắt Chúa dù đức tin chúng ta có lung lay, dù hy vọng có chùn bước, dù đức bác ái lúc này lúc kia và ý chí muốn kết hiệp với Ngài của chúng ta. Ngay cả khi đó là món quà nhưng không chúng ta nhận mà chẳng có công trạng gì, và như Thánh I-Nhã, chúng ta chỉ nên xem trọng vào tình yêu mà Ngài cho chúng ta.
Nhưng đó có phải là phó thác?
Các hoàn cảnh, đó là thế giới chung quanh chúng ta, áp đặt lên chúng ta. Đó là thực tế nhưng chúng ta chỉ nhận thức nó với một trí thông minh hạn chế và không đủ. Nó được tạo ra bởi Tạo Dựng, đó là công trình của Chúa. Sự tạo dựng này là tự lập nhưng không tĩnh cũng không đứng yên: nó tự thay đổi liên tục. Trái đất chúng ta luôn nhận được sức nóng từ ngôi sao của chúng ta, các yếu tố sửa đổi nó (Anh Mặt Trời, Anh Gió, Chị Nước, Anh Lửa (3). Các sinh vật sống, cây cối hay động vật, ngay cả những cái không đáng kể cũng không ngừng biến đổi Mẹ Trái Đất: một con giun đất cũng làm trái đất thêm màu mỡ, bằng cách ôxy-hóa, làm cho cây mọc, thêm nước, thêm chất dinh dưỡng mà quả đất cần để động vật ăn cỏ, ăn thịt đều có thức ăn dinh dưỡng. Và con người, bảy tỷ anh em chúng ta từ khi sinh ra đến khi chết đều định hình không mệt mỏi các bối cảnh sống hàng ngày của mình. Với tương tác qua về giữa con người, các tai nạn, các quyết định đối kháng nhau, thậm chí cả một phân rã đơn giản, để cho rằng mình làm chủ vận mệnh hàng ngày của mình là chuyện ảo tưởng, trong chuyện lớn cũng như chuyện nhỏ. Thực tế áp đặt trên tôi cũng như trên các anh em tôi. Tôi có thể bực mình nhưng cũng chẳng thay đổi gì. Đơn giản muốn, cũng chỉ cho thấy một khía cạnh chướng khí khác.
Thế giới như thế nào, chọn nó như thế đó
“Mektoub rabbi”, người hồi giáo nói. Chúa đã viết như vậy. Tin vào định mệnh là nghĩ chúng ta không có tự do, hay có rất ít. Rằng một vị thần duy nhất biết trước chúng ta sẽ quyết định như thế nào, chúng ta sẽ chọn điều tốt hay điều xấu. Như thế có còn tự do không? Có còn trách nhiệm của con người cho lỗi của mình nếu Chúa biết trước chọn lựa của con người nghiêng về điều tốt hay điều xấu? Thiên Chúa của chúng ta, ngay cả khi Ngài biết và Ngài nói với chúng ta, không có ơn của Ngài, chúng ta sẽ không được cứu (4), Ngài vẫn để chúng ta tự do.
Tôi có thể và tôi phải hành động để cố gắng thay đổi thế giới tốt hơn, nhưng tôi phải chấp nhận nó trong tình trạng như vậy, trong mỗi ngày của cuộc đời tôi. Đó là nhiệm vụ của tôi, chứ không phải chọn lựa của tôi, đó chỉ là một chút hiện thực. Không có một lệnh nào cự lại trong bài viết về điều răn để được thanh thản này.
Cám ơn Chúa Giêsu của tôi vì cánh tay Ngài luôn mở rộng để tôi phó thác!
1- Lời chiêm niệm của chân phước Charles de Foucauld
“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”, đó là lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu trên thập giá… Xin cho lời nói này cũng là lời nói của chúng ta… Và không phải chỉ là lời nói cuối cùng của chúng ta, nhưng là lời nói của mọi giây phút trong đời chúng ta:
Lạy Cha, con phó mình con trong tay Cha; Lạy Cha, con phó mình cho Cha;
Lạy Cha, con hiến mình cho Cha;
lạy Cha, xin hãy làm nơi con mọi sự đẹp theo ý Cha; dù Cha làm chi mặc lòng, con cũng cám ơn Cha; con cám ơn tất cả; con luôn sẵn sàng; con chấp nhận tất cả; con cám ơn Cha tất cả, miễn là ý Cha được làm trọn trong tất cả các tạo vật của Cha, trong tất cả các con cái của Cha, trong tất cả những ai quả tim Cha yêu mến,
Lạy Chúa, con không mong muốn gì khác; con phó linh hồn con trong tay Cha;
Lạy Chúa, con cho Chúa với tất cả tình yêu của quả tim con, bởi vì con mến Cha và vì mến Cha, nên con thấy cần phải phó thác mình con cho Cha, không do dự đắn đo; với lòng tin tưởng tuyệt đối, con phó thác vào tay Cha, vì Cha là Cha của con.”
2- Lời cầu nguyện của Thánh I-Nhã
Lạy Chúa, Xin nhận lấy trọn cả Tự Do, Trí Nhớ, Trí Hiểu, và trọn cả Ý Muốn của con, cùng hết thảy những gì con có và những gì thuộc về con. Mọi sự ấy Chúa đã ban cho con, lạy Chúa, con xin dâng lại Chúa hết thảy. Tất cả là của Chúa, xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa. Chỉ xin ban cho con Lòng Mến Chúa và Ân Sủng Chúa, vì được như thế là đủ cho con. Amen.
3- Tụng ca các tạo vật của Thánh Phanxicô Assisi
4- Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được. (Mt 19, 26).
Marta An Nguyễn dịch
(phanxico.vn 28.05.2019/ fr.aleteia.org, Rémy Mahoudeaux, 2019-04-03)