Máu của dân thường tiếp tục đổ, nhà cửa ruộng vườn của họ bị nhuốm màu khói lửa, cuộc sống bị đảo lộn.
Đó là thảm cảnh hiện nay của người dân Syria kể từ mấy năm gần đây khi đất nước cuốn theo làn gió cách mạng hoa lài hòng lật đổ vị tổng thống độc tài cha truyền con nối Bachar el-Assad và nhất là từ hơn một năm nay khi mà tổ chức Hồi giáo cực đoan lợi dụng tình trạng rối ren tại Irak và Syria để chiếm một phần lớn tại hai quốc gia này và lập ra Nhà nước Hồi giáo vào tháng Sáu 2014.
Vẫn biết tại đây xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, nhưng lại không thấy giải pháp để thoát ra, vì đụng chạm đến lợi ích khác nhau của các cường quốc vốn có lập trường hoàn toàn trái ngược nhau: Nga hậu thuẫn cho chế độ độc tài el-Assad vì là khách hàng tiêu thụ vũ khí ; quốc gia Hồi giáo khác lại ngầm bắt tay với Nhà Nước Hồi giáo và cung cấp nguồn tài chính cũng như đạn dược ; Mỹ và Tây Phương phản ứng qua lần chiếu lệ và không có chủ trương gửi quân đổ bộ trực tiếp tham chiến vì sợ bị mất mát, tốn kém và sa lầy.
Cứ thế, cuộc chiến dai dẳng không có hồi kết. Người dân chẳng đặng đừng phải bỏ nhà cửa quê hương và bất chấp nguy hiểm rình rập trên đường chạy trốn để tìm đến nơi không có lửa khói. Họ đã phải trả giá bằng chính mạng sống mình bị bỏ mạng trên biển, hay trong thùng xe tải đông lạnh.
Đó là thảm cảnh hiện nay của người dân Syria kể từ mấy năm gần đây khi đất nước cuốn theo làn gió cách mạng hoa lài hòng lật đổ vị tổng thống độc tài cha truyền con nối Bachar el-Assad và nhất là từ hơn một năm nay khi mà tổ chức Hồi giáo cực đoan lợi dụng tình trạng rối ren tại Irak và Syria để chiếm một phần lớn tại hai quốc gia này và lập ra Nhà nước Hồi giáo vào tháng Sáu 2014.
Vẫn biết tại đây xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, nhưng lại không thấy giải pháp để thoát ra, vì đụng chạm đến lợi ích khác nhau của các cường quốc vốn có lập trường hoàn toàn trái ngược nhau: Nga hậu thuẫn cho chế độ độc tài el-Assad vì là khách hàng tiêu thụ vũ khí ; quốc gia Hồi giáo khác lại ngầm bắt tay với Nhà Nước Hồi giáo và cung cấp nguồn tài chính cũng như đạn dược ; Mỹ và Tây Phương phản ứng qua lần chiếu lệ và không có chủ trương gửi quân đổ bộ trực tiếp tham chiến vì sợ bị mất mát, tốn kém và sa lầy.
Cứ thế, cuộc chiến dai dẳng không có hồi kết. Người dân chẳng đặng đừng phải bỏ nhà cửa quê hương và bất chấp nguy hiểm rình rập trên đường chạy trốn để tìm đến nơi không có lửa khói. Họ đã phải trả giá bằng chính mạng sống mình bị bỏ mạng trên biển, hay trong thùng xe tải đông lạnh.
Do áp lực kinh tế và làn sóng di dân từ Phi châu và Á châu đổ dồn về Âu châu ngày một nhiều, các quốc gia Tây Phương xem ra giữ thái độ lạnh nhạt trước nhu cầu di dân hết sức khẩn thiết của những người dân Syria, Irak. Chỉ khi cả thế giới rúng động bởi hình ảnh của bé trai xấu số ba tuổi Aylan Kurdi trôi dạt vào bờ biển cùng chung số phận với mẹ của em và người người anh 5 tuổi của em, Châu Âu mới tỏ ra động lòng trắc ẩn : Hungary giúp di dân Syria về phương tiện để họ có thể tiếp tục hành trình đến các quốc gia theo ước muốn ; Đức, Áo, Anh… lên kế hoạch đón tiếp tị nạn.
Chẳng ai muốn rời nhà cửa, quê hương và đất nước để đến một nơi xa lạ, vì không đâu bằng nhà của mình. Việc tái lập lại hòa bình cho Syria, Irak và một số nơi khác nữa trên thế giới đòi hỏi phải có một hành động chung phát xuất từ trái tim đồng cảm với nỗi đau và mất mát của đồng loại. Để có được như vậy, các cường quốc phải từ bỏ thái độ lừng khừng và tính toán những gì có lợi cho quốc gia, đảng phải, và vị thế cá nhân của mình.
Lúc này đây, những người cần được trợ giúp khẩn thiết hoàn toàn không cần đến những thứ ngôn ngữ mang tính ngoại giao hay những diễn văn nặng tính lý luận. Cái họ cần đến là phản ứng tức thời theo chiều hướng tích cực của cộng đồng nhân loại nói chung. Xin đừng chần chừ nữa nhưng hãy vào cuộc.
Tạ Ân Ban