Sau sáu năm từ nhiệm Đức Thánh Cha Danh dự Benedictô suy tư về: Huấn quyền của Vị Đại diện Thánh Phêrô

Ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức thánh Benedictô XVI tuyên bố từ chức. Vị Giám đốc chủ biên tờ tin Vatican nhìn lại sự kiện và cho rằng có thể đây là một sai lầm mỗi khi ngài nghĩ đến Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI.


Kết quả hình ảnh cho Giáo hoàng Biển Đức XVITác giả Andrea Tornielli cho hay sau sáu năm trôi qua, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên về việc từ chức của Đức Giáo Hoàng vì lý do sức khỏe và lớn tuổi được công bố. Sau tám năm của Triều đại Giáo hoàng của Ngài, Đức Benedictô XVI tuyên bố ý định từ chức chức vụ đại diện Thánh Phêrô vào cuối tháng 2; vì Ngài cảm thấy không thể chu toàn sứ vụ này cách hữu hiệu cả về thể chất lẫn tinh thần – một quyết định đã gây sốc, làm đảo lộn những truyền thống lâu đời trong quá khứ suốt nhiều thế kỷ qua… cả về mặt truyền thống, dấn thân và ảnh hưởng quốc tế.

Những suy tư của Đức Benedictô XVI

Nhiều điều đã được nói và viết về sự từ nhiệm này của Đức Benedictô XVI. Kết quả là chúng ta đối diện với nguy cơ chỉ tập trung hoàn toàn vào chính sự việc từ chức, mà không lưu ý tới tâm tình và trên hết là ý niệm về Huấn quyền của Đức Benedictô XVI.

Chỉ ít ngày sau Đức Benedictô từ nhiệm thì một Hội nghị Bảo vệ trẻ vị thành niên được tổ chức tại Vatican, với sự tham gia của các vị Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục từ khắp nơi trên thế giới, họp lại cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô. Theo như những suy tư của Đức Benedictô thì điều cần phải nhìn nhận là chính Ngài là người đã bắt đầu gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng. Các cuộc họp này được diễn ra cách thầm lặng không kèn không trống của các phương tiện truyền thông báo chí và Truyền hình! Nhưng đã diễn ra trong thinh lặng, lắng nghe, cầu nguyện và nước mắt. Đi cùng với các cuộc họp này là các quy luật rõ ràng và quyết đoán mạnh mẽ để chống lại căn bệnh dịch khủng khiếp của việc lạm dụng tính dục này.

Ngày nay, không còn nghi ngờ gì nữa, nhiều thay đổi cần thiết về tâm lý, về phía các giám mục và các cấp bề trên dòng tu, trước hết là tạo ra các cuộc họp để gặp gỡ các nạn nhân và gia đình họ. Tiến trình này đòi hỏi phải đồng cảm với những nỗi đau của những câu chuyện mang nhiều bi kịch của họ, với một ý thức rằng hiện tượng này chưa bao giờ được đối diện với các quy tắc và quy luật nhằm đề ra một cách giải quyết tốt nhất…

 

Huấn quyền theo Đức Benedictô XVI

Huấn quyền theo Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI thường được nhìn và diễn giải cách đơn giản, được lồng trong những khuôn đúc có sẵn, chứ không được nhìn dưới nhãn quan phong phú, phức tạp hầu trung thành với những lời giảng dạy của Công đồng Vatican II. Làm sao chúng ta không nhớ được niềm xác tín của Ngài về Giáo hội “không có gì là của riêng Giáo Hội mà mọi sự thuộc về Đấng sáng lập ra Giáo Hội, để Giáo Hội có thể tuyên xưng: đây là một điều tuyệt vời mà chúng ta có thể làm! Sự gắn bó của Giáo hội vào Chúa hầu trở thành nguồn ơn cứu chuộc cho chính mình và tha nhân qua lời của Chúa và làm thế giới được hiệp nhất yêu thương trong Chúa “.

Đó là tầm nhìn với sự tin tưởng vào các chiến lược và dự án như Đức Benedictô đã phát biểu trong buổi hòa nhạc ở Freiburg im Breisgau, vào tháng 9 năm 2011, Ngài đã mô tả cái nhìn của Ngài về Giáo hội: “Khi Giáo hội thực sự là Giáo Hội, Giáo hội ấy phải luôn chuyển động; sự phục vụ của sứ mệnh mà Giáo hội đã nhận lãnh từ Chúa. Do đó, Giáo hội phải luôn luôn mở rộng trước những quan tâm của thế giới, mà chính Giáo hội đang là thành phần, dấn thân để hiện diện và tiếp tục thánh hóa thế giới qua chính mầu nhiệm Nhập thể của vì Thiên Chúa”.

Cũng trong bài phát biểu đó, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cảnh báo chống lại khuynh hướng: một Giáo hội tự thỏa mãn hài lòng, co ro trong một nơi chốn của thế giới này… Giáo hội không được co rút vào những việc tổ chức và thể chế hóa hơn là sống ơn gọi của mình theo ý định của Thiên Chúa. Qua lời phát biểu đó, Đức Giáo Hoàng Benedictô đã thể hiện một cách tích cực phương diện trần thế, đóng góp đáng kể vào việc thanh tẩy và cải cách nội tâm” của Giáo hội, bằng cách phân quyền và loại bỏ các đặc quyền của mình như Ngài đã kết luận, “một khi được giải phóng khỏi gánh nặng vật chất, chính trị và đặc quyền, Giáo hội có thể tiếp cận hiệu quả hơn và sống thực sự tinh thần Kitô giáo với thế giới, Giáo hội ấy có thể thực sự mở lòng mình ra cho thế giới. Giáo hội ấy có thể sống tự do hơn với ơn gọi của mình, chu toàn bổn phận thờ phượng Chúa và phục vụ tha nhân “.

Thanh Quảng sdb

(Vietcatholic 11.02.2019)