Tại sao thị trấn Fatima mang tên con gái tiên tri muhammad?

Ngày 13.5 là lễ kính Đức Mẹ Fatima. Năm nay, lễ này được tổ chức rất long trọng vì kỷ niệm 100 năm lần đầu tiên Đức Maria hiện ra với 3 trẻ chăn cừu ở thị trấn Fatima. Tuy nhiên, nhiều tín hữu sẽ rất ngạc nhiên khi biết nguồn gốc tên của thị trấn thiêng liêng tại Bồ Đào Nha này lại khá xa lạ với giới Công giáo. Fatima là tên riêng rất phổ biến của người Hồi giáo vì vốn là tên người con gái mà Tiên tri Muhammad rất yêu thương. Chính vì thế, đây là tên được đặt cho nhiều phụ nữ Hồi giáo (hay Fatma, Fatoumata, Fatou…). Fatima chiếm một vị thế cao cả và đặc biệt trong đạo Hồi, vì Tiên tri Muhammad đã phong tặng nàng là “nữ hoàng các phụ nữ trên Thiên đình”.

LÝ DO LỊCH SỬ

Ngày 13.5 là lễ kính Đức Mẹ Fatima. Năm nay, lễ này được tổ chức rất long trọng vì kỷ niệm 100 năm lần đầu tiên Đức Maria hiện ra với 3 trẻ chăn cừu ở thị trấn Fatima. Tuy nhiên, nhiều tín hữu sẽ rất ngạc nhiên khi biết nguồn gốc tên của thị trấn thiêng liêng tại Bồ Đào Nha này lại khá xa lạ với giới Công giáo. Fatima là tên riêng rất phổ biến của người Hồi giáo vì vốn là tên người con gái mà Tiên tri Muhammad rất yêu thương. Chính vì thế, đây là tên được đặt cho nhiều phụ nữ Hồi giáo (hay Fatma, Fatoumata, Fatou…). Fatima chiếm một vị thế cao cả và đặc biệt trong đạo Hồi, vì Tiên tri Muhammad đã phong tặng nàng là “nữ hoàng các phụ nữ trên Thiên đình”.

Thị trấn xứ Bồ Đào Nha, nơi Mẹ Maria nhiều lần hiện ra năm 1917 mang tên Fatima nhiều khả năng là vì lý do lịch sử. Vào thế kỷ VII và VIII, người Ả Rập xâm lăng và bành trướng không thể cản nổi. Vùng ảnh hưởng của Hồi giáo được thiết lập ở Bắc Phi. Năm 711, đến lượt bán đảo Iberia (tây nam châu Âu, gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một số vùng lãnh thổ của các quốc gia lân cận) rơi vào tay người Hồi giáo, sau trận đánh đẫm máu ở sông Guadalete, tại nơi ấy, đội quân Ả Rập của vương triều Omeyyade đã thắng người Wisigoths. Từ đó, vùng này được gọi là Al-Andalus.

TÁI CHINH PHỤC

Thế kỷ XI, các đoàn quân Công giáo bắt đầu mở các đợt phản công lại vì lực lượng Ả Rập không hoàn toàn kiểm soát hết bán đảo Iberia. Đó là bước khởi đầu cuộc “Tái chinh phục”, kết thúc năm 1492. Trong trận chiến do công tước vùng Ourem chỉ huy (vùng này kế cận Đền Thánh Đức Mẹ Fatima hiện nay), công chúa Ả Rập, tên là Fatima đã bị bắt. Khi tiếp xúc với công tước, nàng đã theo đạo Công giáo, lấy tên là Oriane, và cưới ngài công tước năm 1158. Để tỏ lòng tôn kính nàng, người dân địa phương đã đặt tên cho vùng ấy tên gọi Hồi giáo của nàng.

Phải chăng Đức Trinh Nữ Maria đã chủ ý chọn hiện ra với các trẻ chăn cừu ở đây, vì tên Fatima? Đây là một câu hỏi các nhà nghiên cứu về Đức Mẹ có thể đặt ra một cách chính đáng, và cũng là điều gợi mở để nhiều tín hữu cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima cho người Hồi gia nhập đạo Chúa.

 

XUÂN VĨNH

Nguồn tin: Báo Công Giáo & Dân Tộc