Thánh Luis Maria Grignon de Montfort (1673-1716) – Ngày 28/04

Thánh Lu-y Ma-ri-a sinh ngày 31 tháng Giêng năm 1673 tại thành phố Mông-pho miền tây bắc nước Pháp. Người chuẩn bị để nhận tác vụ linh mục tại chủng viện Xuân Bích, Pa-ri. Sau đó người gia nhập Dòng Ba Đa-minh (nay gọi là Huynh Đoàn Đa-minh).

Người đi khắp miền tây nước Pháp, với tước hiệu “Thừa sai tông đồ”, để loan báo Tin Mừng cho các miền quê xa xôi hẻo lánh. Người tìm cách làm sao cho “các sứ vụ” của người có một nét thật bình dân. Vì rất sùng mộ chân phước Hen-ri Xuy-dô, người đã loan báo Tin Mừng về Đức Khôn Ngoan và về Tình Yêu của Chúa Ki-tô biểu lộ trong việc nhập thể và chịu chết trên thánh giá. Thánh nhân có thói quen đi tới đâu là cổ võ việc đọc kinh Mân Côi ở đó.

Người cũng sáng lập nhiều cộng đoàn tu trì và thừa sai. Người còn để lại nhiều tác phẩm về đời sống thiêng liêng, nhất là về lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a.

 
Cha nhận thấy rằng:

“Đối với những linh hồn đã lâu ngày chìm đắm trong vực tối tăm, chỉ còn một thứ xiềng xích êm ái ngọt ngào có thể lôi kéo họ thoát khỏi cảnh bi thảm kia, là  Chuỗi Mân Côi”.

Năm 1710, Cha xin lập Dòng Ba Thánh Đaminh. Bề trên Cả Dòng, ban cho Cha được đặc quyền lập các họ Mân côi. Chỉ trong  thời gian ngắn, Cha đã tổ chức hơn 200 họ tại các miền Cha rao giảng Phúc âm. Đến đâu, Cha cũng thu tập đủ hạng người quây quần dưới chân Mẹ. Cha xướng kinh, mọi người đọc theo, lời kinh Mân côi sốt mến bay thấu tận Trời cao?

Nhiều khi kinh Mân côi được giáo dân đọc suốt ngày. Những người trước kia thù ghét Cha, tìm cách hãm hại, giờ đây, sức mạnh kinh Mân côi đã uốn gối khô cứng của họ trước tượng Mẹ.

Cha viết trong tập ký sự : ” Như tôi biết, kinh Mân côi có sức lay chuyển được những con tim chai đá nhất. Trong nhiều tuần đại phúc, tôi đã giảng về những chân lý đáng kinh sợ nhiều lắm, nhưng không gây ảnh hưởng chi, hay có thì cũng rất ít.

 

Còn khi giảng Phép  Mân côi,  cổ võ về sự lần hạt hàng ngày, thì tội nhân lũ lượt trở về.

 

Thoạt đầu tôi tranh luận với những người lạc đạo rất hăng, họ phục lý nhưng không hề trở lại. Nhưng rồi tôi khuyên họ lần hạt, lập tức, trong ít ngày, số người lạc đạo trở về đông hơn nhiều năm trước.”

 “Kinh Mân côi không những kéo ơn trên trời xuống cho tội nhân, khiến họ mau mắn về với Mẹ, nhưng còn làm cho họ đứng vững trên con đường sùng kính mến yêu Mẹ. Nơi nào đông người chuyên chăm lần hạt, nơi ấy giáo hữu tiến nhanh trên đường thánh thiện, trái lại nơi nào thờ ơ, giáo hữu sẽ lâm vào tình trạng hư hỏng.

 

Bỏ kinh Mân côi, thật đáng thất vọng! Chỉ có Mẹ, Nữ Vương phép Mân côi, mới là sức mạnh độc nhất toàn thắng hỏa ngục, Satan và bè lũ chúng. Mẹ nâng đỡ an ủi những con Mẹ sống qua những ngày thê lương bi đát nhất ” .

Nhờ vào kinh nghiệm thực tế, Cha Mon Pho đã hiểu thấu sức mạnh tiềm ẩn nơi kinh Mân côi.

Bằng tinh thần Mẹ, Cha đã viết ra cuốn : “Bí thuật kỳ diệu của kinh Mân côi “. Nó gồm tóm tất cả các học thuyết xưa nay trong cánh đồng  Mân côi. Cha lập thành hệ thống vững chắc, đơn giản, dễ dàng, hết mọi người, mọi nơi đều có thể thi hành việc diễm phúc đó.

Sau đây là những hồng ân ban cho những người siêng năng lần hạt, theo như Cha và thánh Alanô de la Roche:

  1. Kẻ có tội ăn năn trở lại,

 

  1. Người đói khó được dư đầy ơn phúc,

 

  1. Người bị xiềng xích, nô lệ tội lỗi được giải phóng,

 

  1. Người buồn phiền, than khóc được vui mừng,

 

  1. Người chiến đấu được an bình, khỏi mọi mưu chước ma quỉ,

 

  1. Người thiếu thốn được no đủ,

 

  1. Các tu sĩ sống xứng đáng với bậc mình,

 

  1. Người ngu dốt thành thông giỏi,

 

  1. Người ham danh sẽ chiến thắng hư danh,

 

  1. Kẻ qua đời được ơn thương xót, tha hình phạt vì tội đã phạm.

Để xứng đáng lĩnh nhận những ơn ấy, Cha Mon Pho nhấn mạnh, chúng ta cần phải: ” Siêng năng đọc và đọc nên”.

Để đọc nên cần những qui tắc sau :

  1. Linh hồn trong sạch, thiện chí ngay thẳng.

 

  1. Đọc cách chăm chú, cố gắng khử trừ những chia trí, giữ điệu bộ nghiêm trang. Đọc một kinh nên còn hơn đọc năm chục, chỉ ngoài môi,

 

  1. Đọc với lòng tin, cậy và khiêm tốn,

 Đó là ba yếu tố cần thiết nhất khi cầu nguyện.“

Ngoài kinh Nhật khóa (Phụng vụ Giờ kinh), và Thánh lễ Mi sa, không còn kinh nào có sức kéo ơn Chúa xuống cho ta hơn”

“Kinh Mân côi Kinh là chiếc giây nối liền đất với trời”.

Nhìn Cha Monpho qua đời sống với kinh Mân Côi người ta đều đồng ý : Cha Monfort là mộtchiến sỹ vô địch của kinh Mân Côi ! và không ngần ngại tung hô Ngài là: Đaminh thứ hai của Mẹ.”

(Thánh Monpho, Nguồn Sống, Sài gòn, 1959, trg 82,85)

Sau cùng, người qua đời ngày 28 tháng 4 năm 1716 tại Xanh Lô-răng thuộc giáo phận Luy-xông.