Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?

Tôi đã có đôi lần giải thích sự khác biệt về mặt bí tích giữa Công Giáo, Chính Thông Giáo và Tin lành. Nay xin được nói rõ hơn về những khác biệt này.

 

Become-Catholic.jpg

 

 

>> Những khác biệt căn bản giữa Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành 

Trước hết, phải nói ngay là chỉ có các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thông Giáo Đông Phương ( Eastern Orthodox Churches) mới có nguồn gốc Tông Đồ ( Apostolic succession) nên mới có đủ bảy Bí Tích hữu hiệu mang các lợi ích thiêng liêng lớn lao cho các tín hữu trực thuộc.

 

Ngoài hai Giáo Hội trên ra, các giáo phải Tin Lành nói chung, và Anh giáo ( Anglican Communion) nói riêng  đều không có nguồn gốc Tông Đồ ( vì họ đã ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo sau những cuộc cải cách tôn giáo ( Reformations) vào thể kỷ 16) nên họ đều không có các bí tích hữu hiệu – trừ bí tích Rửa tội .

 

Sứ vụ quan trọng đối với họ là giảng Kinh Thánh, vì họ chỉ tin có Kinh Thánh ( Sola Scriptura) mà thôi. Nhưng cách hiểu và cắt nghĩa Kinh Thánh của họ có nhiều điểm khác với cách hiểu và cắt nghĩa Kinh Thánh của Công Giáo.

 

Thí dụ, họ cũng đọc lời Chúa trong Gioan 20: 23 trong đó Chía Giê su đã truyền cho các Tông Đồ mệnh lệnh như sau:

 

 “Anh  em tha tội cho ai, thì người ấy được tha

 Anh  em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” ( Ga 20: 23)

 

Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo coi đây là nền tảng của bí tích Hòa giải

 

Và các thừa  tác viên có chức thánh của Giáo Hội như linh mục và giám mục có quyền tha tội cho mọi hối nhân  nhân danh Chúa Kitô ( in persona Christi).

 

Ngược lại, anh  em Tin lành không công nhận vai trò trung gian của các thừa tác viên ( Ordained Ministers) con người nên họ chủ trương  chỉ xưng tội trực tiếp với Chúa  mà thôi.

 

Lại nữa,  lời Chúa trong các Tin Mừng của Matthêu, Mac-cô và Lu ca nói về Bữa Ăn sau hết của Chúa Giê su với 12 Tông Đồ, trong đó Chúa Giesu đã lập Bi Tích Thánh Thể và Chức Linh mục thừa tác ( ministerial priesthood ) để các Tông Đồ và những người kế vị  tiếp tục diễn lại Bữa tiệc ly và  dâng  Hy tế  đền tội của Chúa  cách bí tích trên bàn thờ ngày nay,  cùng thể thức và mục đích của Hy Tế thập giá mà Chúa  đã một lần  dâng lên Chúa Cha xưa trên thập giá. Đây là niềm tin và thực hành của Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo.

 

Nhưng  anh  em Tin Lành không chia sẻ niềm tin này, và không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện ( real presence) trong hình bánh và rượu. Vì thế khi hội họp để giảng Kinh Thánh, có một số nhóm Tin Lành  cũng có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho, nhưng vì họ không có chức linh mục hữu hiệu và nhất là vì  không tin có sự biến đổi bản thể ( transubstantiation) của bánh và rượu, nên họ không thể có bí tích Thánh Thể ( Eucharist) được,  dù thừa tác viên của họ có đọc lại lời Chúa khi bẻ bánh và uống rượu.Anh  em Anh Giáo cũng vậy. Họ không có chức linh mục hữu hiệu ( valid priesthood) nên bánh họ bẻ và rượu họ uống chỉ thuần túy là bánh và rượu  mà  thôi, chứ không  phải là Mình Máu Chúa Kitô hiện diện thực sự  trong hình bánh và rượu nho  như Giáo Hội Công Gáo và Chính Thông Giáo tin  mỗi khi cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn.

 

Như thế Chức Linh mục thừa tác  (  Ministerial Priesthood ) là vô cùng quan trọng, vì  không có Chức thánh này thì không thể có các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải và Sức dầu bệnh nhân.Các giáo phái Tin Lành và Anh giáo không có các bí tích trên vì họ không có chức linh mục thừa tác hữu hiệu, do không có nguồn gốc Tông Đồ như Công Giáo và Chính Thống.Vì thế, khi họ trở lại với Giáo Hội Công Giáo. Thừa tác viên hay linh mục ( Anh Giáo) của họ đều phải được huấn luyện lại để chịu chức linh mục của Giáo Hội,  nếu họ muốn.

 

Các Bí Tích là những phương tiện hữu hiệu thông ban ơn cứu độ của Chúa Kitô qua Giáo Hội, là Thân Thể Nhiệm Mầu của Chúa Kitô được  thiết lập trên nền tảng Tông Đồ để tiếp tục  Sứ mệnh cứu chuộc của Chúa Giê su-Kitô cho đến ngày mãn thời gian. Do đó, muốn được nhận lãnh ơn cứu chuộc vô giá đó, nhất thiết chúng  ta phải gia nhập Giáo Hội qua Phép Rửa, lớn lên trong đức tin nhờ bí tích Thêm sức, được bổ sức thiêng liêng cho hành trình tiến về quê trời nhờ bí tich Thánh Thể và được làm hòa với Chúa qua bí tích Hòa giải,

 

Nghe lời Chúa trong Kinh Thánh rất quan trọng và cần thiết , vì “ người ta sống  không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng ĐỨC CHÚA phán ra” ( Đnl: 7 : 3; Mt 4 :4;  Lc 4: 4)

 

Do đó, có siêng năng đọc và nghe lời Chúa trong Kinh Thánh, chúng ta mới được soi sáng  và  biết được ý muốn của Chúa cho mỗi người chúng ta để từ đó biết sống theo đường lối của Chúa, và nhiên hậu được cứu rỗi, vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta “ Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” ( 1Tm 2:4)

 

Nhưng nghe lời Chúa không thôi thì  không  đủ, mặc dù là rất cần thiết. Nghe lời Chúa như  anh  em Tin Lành rao giảng mà không lãnh nhận các ơn ích lớn lao Chúa Kitô ban dồi dào qua các bí tích Thêm Sức, Thánh Thể và Hòa giải , thì thật là  một thiếu sót rất đáng tiếc.

 

Thật vậy, Thánh Lễ Tạ Ơn ( Eucharist) là “   nguồn  mạch và đỉnh cao của tất cả đời sống Kitô giáo.” ( Lumen Gentium, số 11) vì  mỗi khi cử hành Mầu nhiệm này, Giáo Hội diễn lại bữa Tiệc Ly sau hết của Chúa Kitô và Hy Tế đền tội của Người một lần dâng lên Chúa Cha trên thập giá để xin ơn tha thứ cho toàn thể nhân loại đáng phải phạt vì tội lỗi. Vì thế, mỗi lần hy tế thập giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó  Chúa Kitô, chiên vượt qua của chúng ta chiu hiến tế (1 Cor 10:17) thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.” ( LG ,số 3)

 

Nghĩa là , Thánh Lễ ngày nay, về một phương diện, cũng là Hy Tế thập giá Chúa Kitô lại dâng lên Chúa Cha cách bí tích để xin ơn tha thứ cho chúng ta cùng thể thức và mục đích của Hy Tế lần đầu  Người dâng trên thập giá năm xưa.Do đó, tham dự Thánh Lễ cách xứng hợp và trọn vẹn ( sốt sắng, sạch tội trọng và rước Mình Thánh Chúa) là được lãnh nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, bảo đảm cho phần rỗi mai  sau,  khi  đã chấm dứt hành trình đức tin trên trần gian này.

 

Mặt khác , được ăn thịt và uống máu Chúa Kitô qua bí tích Thánh Thể cử hành trong khuôn khổ Thánh Lễ Tạ ơn, là bảo đảm nữa cho sự sống đời đời của mỗi người  chúng ta như  Chúa Giêsu đã hứa:

 

“ Ai ăn thịt Ta và uống  máu Ta

Thì được sống muôn đời

Và Ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” ( Ga 6 :54)

 

Chắc chắn Chúa không hứa suông, mà Người sẽ giữ lời hứa cho những ai yêu mến Người cách cụ thể là ăn thịt và uống máu Người, tức là rước Mình Thánh Chúa cách xứng đáng ( sạch tội trọng) khi tham dự Thánh lễ Tạ Ơn.

 

Mặt khác, là con người ai cũng yếu đuối trong bản tính do hậu quả của Tội Nguyên Tổ ( original sin),  lại thêm cám dỗ mạnh mẽ của ma quỉ và gương xấu, dịp tội đầy rẫy trong môi trường sống, nên cũng không ai tránh được khuyết điểm, lầm lỗi và tội lỗi nặng nhẹ. Vì thế Chúa Kitô  đã ban bí tích hòa giải để giúp con người làm hòa lại với Thiên Chúa, và lấy lại tình thương của Người,  sau khi lỡ sa phạm tội.

 

 Kinh nghiệm cá nhân cho chúng ta biết rằng mỗi khi thật lòng sám hối và đi xưng tội  cách ngay lành ( không dấu tội nào) với một linh mục, và được ơn tha tội ( absolution)  thì chúng ta cảm thấy sung sướng và an vui trong tâm hồn, một thứ an vui  mà không  một tâm lý gia hay bác sĩ tâm thần nào có thể  mang lại cho bệnh nhân đến xin trị liệu.

 

Nếu chỉ sám hối và không đi xưng tội, như  anh  em Tin Lành rao giảng,  thì không bao giờ chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm an vui nội tâm như sau khi xưng tội cách xứng hợp  ( không dấu tội nào, đặc biệt là tội trọng) và được ơn tha thứ. Chúa Kitô thực sự hiện diện trong bí tích Hòa giải để chính Người ban cho chúng ta ơn bình an, vui thỏa nội tâm đó qua tay một linh mục , dù bất xứng đến đâu theo con mắt người đời.

 

Các anh  em ngoài Công Giáo không thể có được cảm nghiệm thiêng liêng này, nếu họ chỉ  đọc và  nghe  lời Chúa trong Kinh Thánh mà không biết đến các bí tích tối quan trọng là Thánh Thể và Hòa giải, là  các phương tiện hữu hiệu thông  ban ơn cứu độ  của Chúa Kitô  cho những ai thành tâm và tin tưởng tìm đến.Và chỉ trong Giáo hội Công Giáo và Chính Thống Đông Phương mới có các nguồn suối tuôn đổ ơn sủng  này của Chúa cho con người mà thôi.

 

Lại nữa, với bí tích sức dầu bệnh nhân, người tín hữu , khi đau ốm, sẽ nhận được ơn an ủi để vui lòng chịu khó , chống lại những lo buồn thối chí. Bí tích này cũng đôi khi chữa lành cả bệnh tật thể xác  nữa. Kinh nghiệm mục vụ cho tôi biết điều này vì có nhiều bệnh nhân lâm vào tình trạng hôn mê ( coma), nhưng sau khi được sức dầu, đã tỉnh lại và qua được cơn bệnh nguy kịch, khiến thân nhân thêm lòng trông cậy Chúa và tin tưởng hiệu năng của bí tích sức dầu.

 

Các giáo phái Tin Lành và Anh giáo kể cả Do Thái giáo ( Judaism) đều không có các bí tích trên,  nên tín đồ của họ không thể lãnh nhận được những lợi ích thiêng liêng đến từ các bí tích quan trọng đó.

 

Tóm lại, nghe và đọc lời Chúa trong Kinh Thánh không  thôi, thì không  đủ cho ta lãnh nhận các ơn ích ơn lao qua các bí tích Thánh Thể và hòa giải và sức dầu bệnh nhân, như kinh nghiệm thực tế của mỗi người tín hữu chúng ta  đã cảm nghiệm  được , phù hợp với lời dạy không sai lầm của Giáo Hội về tầm quan trọng và lợi ích thiêng liêng của các bí tích trên.

 

Chúng ta vô cùng cám ơn Chúa đã ban các phương tiện thánh hóa và chữa lành đó để  giúp chúng ta được  thăng tiến trong đời sống thiêng liêng nhờ năng rước Minh Thánh Chúa, năng xưng tội  và được sức dầu thánh mỗi khi đau yếu.

 

Lm Phanxicô  Xaviê  Ngô Tôn Huấn.